Ngày 24/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã vượt qua được những bế tắc và tạo bước đột phá trong các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân, đồng thời dự kiến ký một hiệp ước mới trong tháng tới tại thủ đô Praha của Cộng hòa Czech nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.
Tin cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ vẫn còn một cuộc đàm phán nữa để hoàn thiện hiệp ước, nhưng các quan chức hai bên rất lạc quan rằng thỏa thuận đã gần như hoàn tất.
Giới chức của cả hai bên cho biết lễ ký kết hiệp ước mới có thể diễn ra tại Praha vào ngày 8/4, đánh dấu một năm cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai tổng thống và phát biểu của ông Obama thể hiện mong muốn loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Obama ngày 24/3 đã gặp các Thượng nghị sĩ John Kerry và Richard Lugar, hai nhân vật kỳ cựu của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, để thông báo về diễn biến mới xung quanh hiệp ước.
Để có hiệu lực, một hiệp ước sau khi ký sẽ phải được cả Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga phê chuẩn.
Bước đột phá đạt được đã chấm dứt một năm đàm phán khó khăn hơn nhiều so với hai bên dự kiến ban đầu.
Tổng thống Mỹ và người đồng nhiệm Nga lúc đầu nhất trí sẽ đàm phán một hiệp ước mới trong cuộc gặp tại London (Anh) vào tháng 4/2009 và định thời hạn tháng 12/2009 là mốc cuối cùng để có một thỏa thuận.
Tuy nhiên, thời hạn này đã không đạt được vì nhiều lý do, trong đó có bất đồng giữa hai bên trong việc xác nhận sự tuân thủ của mỗi bên, chia sẻ số liệu đo lường từ xa và giới hạn các chương trình phòng thủ tên lửa.
Hiệp ước mới sẽ thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) được hai bên ký năm 1991 và đã hết hạn vào tháng 12/2009.
Một khía cạnh quan trọng của hiệp ước mới là nó bao gồm một cơ cấu pháp lý nhằm xác minh sự tuân thủ của mỗi bên, điều khoản không có trong thỏa thuận năm 2002 vốn được biết đến là "Hiệp ước Mátxcơva" nhằm tăng cường việc giảm kho vũ khí đã được đề ra trong START-1.
Hiệp ước Mátxcơva quy định mỗi bên duy trì số đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức 1.700 đến 2.200. Còn theo hiệp ước mới, con số này dự kiến được giảm thêm nữa xuống còn khoảng 1.500.
Hiệp ước mới cũng quy định giảm số phương tiện phóng chiến lược, tên lửa và bom mang đầu đạn hạt nhân của mỗi bên.
Theo ước tính của các chuyên gia vũ khí hạt nhân, Mỹ hiện có khoảng 2.150 vũ khí hạt nhân chiến lược đã triển khai và Nga có khoảng 2.600. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.600 đầu đạn dự trữ và 500 vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Thỏa thuận đạt được là thành quả quan trọng nhất cho đến nay trong nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm "cài đặt lại" quan hệ với Nga.
Hiệp ước được mong đợi sẽ "mở đường" cho một nỗ lực nữa với phạm vi rộng hơn nhằm cắt giảm vũ khí trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama./.
Tin cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ vẫn còn một cuộc đàm phán nữa để hoàn thiện hiệp ước, nhưng các quan chức hai bên rất lạc quan rằng thỏa thuận đã gần như hoàn tất.
Giới chức của cả hai bên cho biết lễ ký kết hiệp ước mới có thể diễn ra tại Praha vào ngày 8/4, đánh dấu một năm cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai tổng thống và phát biểu của ông Obama thể hiện mong muốn loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Obama ngày 24/3 đã gặp các Thượng nghị sĩ John Kerry và Richard Lugar, hai nhân vật kỳ cựu của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, để thông báo về diễn biến mới xung quanh hiệp ước.
Để có hiệu lực, một hiệp ước sau khi ký sẽ phải được cả Thượng viện Mỹ và Quốc hội Nga phê chuẩn.
Bước đột phá đạt được đã chấm dứt một năm đàm phán khó khăn hơn nhiều so với hai bên dự kiến ban đầu.
Tổng thống Mỹ và người đồng nhiệm Nga lúc đầu nhất trí sẽ đàm phán một hiệp ước mới trong cuộc gặp tại London (Anh) vào tháng 4/2009 và định thời hạn tháng 12/2009 là mốc cuối cùng để có một thỏa thuận.
Tuy nhiên, thời hạn này đã không đạt được vì nhiều lý do, trong đó có bất đồng giữa hai bên trong việc xác nhận sự tuân thủ của mỗi bên, chia sẻ số liệu đo lường từ xa và giới hạn các chương trình phòng thủ tên lửa.
Hiệp ước mới sẽ thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1) được hai bên ký năm 1991 và đã hết hạn vào tháng 12/2009.
Một khía cạnh quan trọng của hiệp ước mới là nó bao gồm một cơ cấu pháp lý nhằm xác minh sự tuân thủ của mỗi bên, điều khoản không có trong thỏa thuận năm 2002 vốn được biết đến là "Hiệp ước Mátxcơva" nhằm tăng cường việc giảm kho vũ khí đã được đề ra trong START-1.
Hiệp ước Mátxcơva quy định mỗi bên duy trì số đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức 1.700 đến 2.200. Còn theo hiệp ước mới, con số này dự kiến được giảm thêm nữa xuống còn khoảng 1.500.
Hiệp ước mới cũng quy định giảm số phương tiện phóng chiến lược, tên lửa và bom mang đầu đạn hạt nhân của mỗi bên.
Theo ước tính của các chuyên gia vũ khí hạt nhân, Mỹ hiện có khoảng 2.150 vũ khí hạt nhân chiến lược đã triển khai và Nga có khoảng 2.600. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.600 đầu đạn dự trữ và 500 vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Thỏa thuận đạt được là thành quả quan trọng nhất cho đến nay trong nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm "cài đặt lại" quan hệ với Nga.
Hiệp ước được mong đợi sẽ "mở đường" cho một nỗ lực nữa với phạm vi rộng hơn nhằm cắt giảm vũ khí trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama./.
(TTXVN/Vietnam+)