Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Đô đốc Hải quân Mỹ Jonathan Grinert cho biết, nhóm tàu tấn công dẫn đầu là tàu sân bay Nimitz đang rời khu vực bờ biển gần Syria và trở về căn cứ ở Mỹ.
Theo lời ông Jonathan Grinert, trong một vài tuần tới toàn bộ nhóm tàu tấn công dẫn đầu là tàu sân bay Nimitz sẽ rời biển Địa Trung Hải, ra Thái Bình Dương và trở về căn cứ ở bang Washington. Sau đó, hai tàu khu trục tên lửa tiếp theo là Barry và Greyvli cũng sẽ trở về căn cứ Norfolk nằm bên bờ Đại Tây Dương.
Sau khi phần lớn tàu chiến rút đi, tại khu vực này sẽ chỉ còn lại ba tàu chiến của Hải quân Mỹ là tuần dương hạm Monterey và hai tàu khu trục Stout, Remedzh.
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 và tiếp diễn cho đến nay. Tình hình bất ngờ trở nên đặc biệt căng thẳng vào trung tuần tháng 8/2013 sau thông tin cáo buộc quân chính phủ sử dụng vũ khí hóa học làm hơn 1000 dân thường thiệt mạng và bị thương.
Ngay sau đó, các quốc gia phương Tây gồm Mỹ, Anh và Pháp lợi dụng thông tin chưa được xác nhận này để công khai tuyên bố về một cuộc can thiệp quân sự có thể nhằm vào Syria mà không thông qua Liên Hợp Quốc.
Hàng loạt các tàu chiến, tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ, Anh, Pháp được điều đến khu vực biển gần Syria. Các căn cứ không quân, hải quân khác của các nước NATO ở khu vực lân cận được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Tình hình càng trở nên căng thằng hơn sau khi Nga tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Syria và liên tục điều các tàu chiến hạng nặng tới khu vực phía Đông Địa Trung Hải và căn cứ hải quân Tartus ở Syria.
Đây là lần đầu tiên các cường quốc điều động số lượng tàu chiến lớn nhất tới khu vực Địa Trung Hải kể từ sau chiến tranh thế giới hai.
Ngòi nổ căng thẳng chỉ được tháo gỡ sau khi đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov về việc chuyển giao các kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế và được chính phủ Syria cũng như các nước phương Tây chấp thuận./.
Theo lời ông Jonathan Grinert, trong một vài tuần tới toàn bộ nhóm tàu tấn công dẫn đầu là tàu sân bay Nimitz sẽ rời biển Địa Trung Hải, ra Thái Bình Dương và trở về căn cứ ở bang Washington. Sau đó, hai tàu khu trục tên lửa tiếp theo là Barry và Greyvli cũng sẽ trở về căn cứ Norfolk nằm bên bờ Đại Tây Dương.
Sau khi phần lớn tàu chiến rút đi, tại khu vực này sẽ chỉ còn lại ba tàu chiến của Hải quân Mỹ là tuần dương hạm Monterey và hai tàu khu trục Stout, Remedzh.
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 và tiếp diễn cho đến nay. Tình hình bất ngờ trở nên đặc biệt căng thẳng vào trung tuần tháng 8/2013 sau thông tin cáo buộc quân chính phủ sử dụng vũ khí hóa học làm hơn 1000 dân thường thiệt mạng và bị thương.
Ngay sau đó, các quốc gia phương Tây gồm Mỹ, Anh và Pháp lợi dụng thông tin chưa được xác nhận này để công khai tuyên bố về một cuộc can thiệp quân sự có thể nhằm vào Syria mà không thông qua Liên Hợp Quốc.
Hàng loạt các tàu chiến, tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ, Anh, Pháp được điều đến khu vực biển gần Syria. Các căn cứ không quân, hải quân khác của các nước NATO ở khu vực lân cận được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Tình hình càng trở nên căng thằng hơn sau khi Nga tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Syria và liên tục điều các tàu chiến hạng nặng tới khu vực phía Đông Địa Trung Hải và căn cứ hải quân Tartus ở Syria.
Đây là lần đầu tiên các cường quốc điều động số lượng tàu chiến lớn nhất tới khu vực Địa Trung Hải kể từ sau chiến tranh thế giới hai.
Ngòi nổ căng thẳng chỉ được tháo gỡ sau khi đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov về việc chuyển giao các kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế và được chính phủ Syria cũng như các nước phương Tây chấp thuận./.
Khôi Nguyên (Vietnam+)