Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ ra ngày 17/6 cho thấy trong quý đầu năm nay, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tăng lên 109 tỷ USD, đây là quý thứ ba liên tiếp mức thâm hụt này tăng.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai tăng là do có sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu, điều này cho thấy nền kinh tế tiêu dùng đã có dấu hiệu phục hồi từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhà phân tích kinh tế Christopher Cornell thuộc trang mạng Economy.com của công ty tài chính Moody cho rằng sự hồi phục của thương mại và tài chính quốc tế vẫn đang diễn biến theo hướng tích cực. Các luồng xuất khẩu và nhập khẩu tăng cùng với buôn bán tài sản tài chính quốc tế tăng.
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý đầu năm chiếm 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước đó, mức thâm hụt của quý IV/2009 là 100,9 tỷ USD (bằng 2,8% GDP) và của quý III/2009 là 102,3 tỷ USD (bằng 2,9% GDP).
Vào quý II/2009, thâm hụt tài khoản vãng lai đứng ở mức 84,4 tỷ USD, đây là mức thâm hụt thấp nhất trong 10 năm (từ quý III/1999).
Cũng theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong quý I/2010, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ tăng lên 115,3 tỷ USD từ mức 104,7 tỷ USD trong quý IV/2009 và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên 47,3 tỷ USD từ mức 41,5 tỷ USD trong quý cuối năm ngoái.
Nhà phân tích kinh tế của công ty Moody cho rằng trong quý II này, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn sẽ tương đương quý đầu năm nhưng có thể tăng vào cuối năm do đồng USD mạnh hơn và nền kinh tế không mấy sáng sủa của châu Âu bắt đầu ảnh hưởng tới các khu vực khác.
Nhà kinh tế Gregory Daco của công ty IHS Global Insight nói: "Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục phục hồi với lượng nhập khẩu tăng và đồng USD mạnh hơn làm hàng xuất khẩu Mỹ đắt hơn tại thị trường nước ngoài cùng với cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu của Mỹ."
Theo ông Daco, thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm nay sẽ là 430 tỷ USD, tăng 14% so với mức 378,4 tỷ USD của năm 2009./.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai tăng là do có sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu, điều này cho thấy nền kinh tế tiêu dùng đã có dấu hiệu phục hồi từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Nhà phân tích kinh tế Christopher Cornell thuộc trang mạng Economy.com của công ty tài chính Moody cho rằng sự hồi phục của thương mại và tài chính quốc tế vẫn đang diễn biến theo hướng tích cực. Các luồng xuất khẩu và nhập khẩu tăng cùng với buôn bán tài sản tài chính quốc tế tăng.
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý đầu năm chiếm 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước đó, mức thâm hụt của quý IV/2009 là 100,9 tỷ USD (bằng 2,8% GDP) và của quý III/2009 là 102,3 tỷ USD (bằng 2,9% GDP).
Vào quý II/2009, thâm hụt tài khoản vãng lai đứng ở mức 84,4 tỷ USD, đây là mức thâm hụt thấp nhất trong 10 năm (từ quý III/1999).
Cũng theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong quý I/2010, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ tăng lên 115,3 tỷ USD từ mức 104,7 tỷ USD trong quý IV/2009 và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên 47,3 tỷ USD từ mức 41,5 tỷ USD trong quý cuối năm ngoái.
Nhà phân tích kinh tế của công ty Moody cho rằng trong quý II này, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn sẽ tương đương quý đầu năm nhưng có thể tăng vào cuối năm do đồng USD mạnh hơn và nền kinh tế không mấy sáng sủa của châu Âu bắt đầu ảnh hưởng tới các khu vực khác.
Nhà kinh tế Gregory Daco của công ty IHS Global Insight nói: "Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục phục hồi với lượng nhập khẩu tăng và đồng USD mạnh hơn làm hàng xuất khẩu Mỹ đắt hơn tại thị trường nước ngoài cùng với cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu của Mỹ."
Theo ông Daco, thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm nay sẽ là 430 tỷ USD, tăng 14% so với mức 378,4 tỷ USD của năm 2009./.
Kim Yến (TTXVN/Vietnam+)