Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón ở Việt Nam,” tổ chức ngày 5/3, tại Cần Thơ, nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý, cộng đồng về hiện trạng nghiên cứu, sản xuất, sử dụng và nhập khẩu phân bón ở Việt Nam trong thời gian qua.
Hội thảo cũng là dịp để các cơ quan quản lý, cộng đồng có dự báo chính xác về nhu cầu phân bón phục vụ sản xuất trong nước thời gian tới.
Thống kê của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam (Agro Monitor) cho thấy: năm 2012 Việt Nam xuất khẩu phân bón sang hơn 40 thị trường trên thế giới; trong đó, xuất khẩu sang Campuchia đạt kim ngạch lớn nhất với hơn 192 triệu USD, tăng 28,8% so với cả năm 2011. Philipines và Malaysia tiếp tục đứng ở hai vị trí tiếp theo lần lượt đạt hơn 59 triệu USD và 52 triệu USD.
Dự báo, trong năm nay, thị trường đầu ra tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam là Campuchia, khi nhu cầu phân bón dùng cho các cây trồng ở nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Một số thị trường như Lào, Nhật Bản, Ghana sẽ là thị trường lớn nhập khẩu phân bón của Việt Nam. Bên cạnh đó, Thái Lan, Myanmar cũng là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ hồi phục. Bên cạnh đó, diện tích cây trồng cũng được mở rộng kéo nhu cầu phân bón trong nước cao hơn. Ước tính, tổng cầu phân bón năm nay đạt trên 10,3 triệu tấn; trong đó, urê đạt 2 triệu tấn, kali với 950.000 tấn, DAP là 900.000 tấn, SA 850.000 tấn, NPK 3.800 tấn…
Cân đối khả năng sản xuất trong nước sẽ cần nhập khẩu 2,47 triệu tấn phân bón các loại như SA, DAP, kali và NPK. Theo ước tính từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay nhu cầu phân DAP của cả nước khoảng 900.000 tấn, sản xuất trong nước chỉ đạt 330.000 tấn, theo đó nhập khẩu sẽ khoảng 570.000 tấn. Như vậy phần lớn DAP vẫn phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt từ Trung Quốc.
Tuy vậy, năm nay, có thể nhập khẩu DAP từ Trung Quốc do nước này đã điều chỉnh lại chính sách thuế xuất khẩu DAP với mức thuế thấp hơn và thời gian áp dụng mức thuế thấp dài hơn so với năm 2012. Bên cạnh đó, tổng cầu kali năm nay ước đạt 950.000 tấn và vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, khoảng hai năm nữa, khi nhà máy khai thác muối mỏ kali tại Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đi vào hoạt động thì việc nhập khẩu kali sẽ dần được giảm bớt.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của Việt Nam năm 2012 đạt tổng 1,23 triệu tấn, kim ngạch đạt 527 triệu USD, tăng 11,1% so với năm 2011. Năm 2012, lượng xuất khẩu cao đột biến vào tháng Sáu đạt hơn 192.000 tấn, kim ngạch đạt gần 77 triệu USD, tăng 87,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy giảm lượng phân nhập khẩu, do sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu nhưng trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trong nước đang đối mặt với thực trạng lạm dụng phân bón hóa học, tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón kém chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng không như công bố khá phổ biến. Nghiêm trọng hơn là thực trạng sản xuất và kinh doanh phân bón giả ở các loại phân sinh học, bón lá, vi sinh… ảnh hướng lớn đến sản xuất nông nghiệp trong nước.
Trước thực trạng trên, các đại biểu kiến nghị các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt, xử lý nghiêm và không nhân nhượng đối với những trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng, phân bón giả…/ .
Hội thảo cũng là dịp để các cơ quan quản lý, cộng đồng có dự báo chính xác về nhu cầu phân bón phục vụ sản xuất trong nước thời gian tới.
Thống kê của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam (Agro Monitor) cho thấy: năm 2012 Việt Nam xuất khẩu phân bón sang hơn 40 thị trường trên thế giới; trong đó, xuất khẩu sang Campuchia đạt kim ngạch lớn nhất với hơn 192 triệu USD, tăng 28,8% so với cả năm 2011. Philipines và Malaysia tiếp tục đứng ở hai vị trí tiếp theo lần lượt đạt hơn 59 triệu USD và 52 triệu USD.
Dự báo, trong năm nay, thị trường đầu ra tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam là Campuchia, khi nhu cầu phân bón dùng cho các cây trồng ở nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Một số thị trường như Lào, Nhật Bản, Ghana sẽ là thị trường lớn nhập khẩu phân bón của Việt Nam. Bên cạnh đó, Thái Lan, Myanmar cũng là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ hồi phục. Bên cạnh đó, diện tích cây trồng cũng được mở rộng kéo nhu cầu phân bón trong nước cao hơn. Ước tính, tổng cầu phân bón năm nay đạt trên 10,3 triệu tấn; trong đó, urê đạt 2 triệu tấn, kali với 950.000 tấn, DAP là 900.000 tấn, SA 850.000 tấn, NPK 3.800 tấn…
Cân đối khả năng sản xuất trong nước sẽ cần nhập khẩu 2,47 triệu tấn phân bón các loại như SA, DAP, kali và NPK. Theo ước tính từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay nhu cầu phân DAP của cả nước khoảng 900.000 tấn, sản xuất trong nước chỉ đạt 330.000 tấn, theo đó nhập khẩu sẽ khoảng 570.000 tấn. Như vậy phần lớn DAP vẫn phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt từ Trung Quốc.
Tuy vậy, năm nay, có thể nhập khẩu DAP từ Trung Quốc do nước này đã điều chỉnh lại chính sách thuế xuất khẩu DAP với mức thuế thấp hơn và thời gian áp dụng mức thuế thấp dài hơn so với năm 2012. Bên cạnh đó, tổng cầu kali năm nay ước đạt 950.000 tấn và vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, khoảng hai năm nữa, khi nhà máy khai thác muối mỏ kali tại Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đi vào hoạt động thì việc nhập khẩu kali sẽ dần được giảm bớt.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của Việt Nam năm 2012 đạt tổng 1,23 triệu tấn, kim ngạch đạt 527 triệu USD, tăng 11,1% so với năm 2011. Năm 2012, lượng xuất khẩu cao đột biến vào tháng Sáu đạt hơn 192.000 tấn, kim ngạch đạt gần 77 triệu USD, tăng 87,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy giảm lượng phân nhập khẩu, do sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu nhưng trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trong nước đang đối mặt với thực trạng lạm dụng phân bón hóa học, tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón kém chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng không như công bố khá phổ biến. Nghiêm trọng hơn là thực trạng sản xuất và kinh doanh phân bón giả ở các loại phân sinh học, bón lá, vi sinh… ảnh hướng lớn đến sản xuất nông nghiệp trong nước.
Trước thực trạng trên, các đại biểu kiến nghị các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt, xử lý nghiêm và không nhân nhượng đối với những trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng, phân bón giả…/ .
Thanh Sang (TTXVN)