Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), ông Anders Fogh Rasmussen cho rằng NATO và Nga cần thành lập hai hệ thống phòng thủ tên lửa riêng biệt, nhưng phục vụ một mục đích chung là ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công bằng tên lửa.
Trong tuyên bố được tờ Thương gia (Nga) số ra ngày 6/12 đăng tải, ông Rasmussen cho biết hiện trên thế giới có hơn 30 nước phát triển công nghệ tên lửa tiên tiến và một số nước đang sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt (hàm ý đầu đạn hạt nhân).
Tổng Thư ký Rasmussen nhấn mạnh Liên bang Nga cũng có thể đứng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo, vì vậy, NATO và Nga cần thành lập hai "lá chắn tên lửa" riêng biệt, nhưng phục vụ một mục đích chung.
Ông Rasmussen cho biết các nước NATO đã nêu ba đề nghị thực tế nhằm loại bỏ lo ngại của Nga về khả năng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (NMD) và của NATO (AMD) nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Đó là các đề nghị trao đổi ý kiến thẳng thắn về AMD tại Hội đồng NATO-Nga, mời các chuyên gia Nga quan sát và phân tích các vụ thử tên lửa trong khuôn khổ AMD, tiến hành tập trận chung NATO-Nga trong năm 2012 về AMD, thành lập hai trung tâm AMD để trao đổi thông số và phối hợp vạch kế hoạch tác chiến.
Tổng Thư ký Rasmussen cho rằng những đề nghị này khẳng định NATO muốn hợp tác nghiêm túc với Nga trong vấn đề phòng thủ tên lửa nhằm bảo đảm an ninh cho tất cả các bên. Ông cho biết Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vẫn để ngỏ khả năng Nga tiếp tục đối thoại với NATO và Mỹ trong vấn đề phòng thủ tên lửa.
Tuyên bố nói trên được Tổng Thư ký Rasmussen đưa ra sau khi Tổng thống Medvedev cùng nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên bang Nga lên tiếng chỉ trích Mỹ và NATO tiếp tục đơn phương thực hiện kế hoạch triển khai NMD và AMD tại châu Âu, đồng thời khẳng định nếu Nga không được mời tham gia thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu thì Mátxcơva sẽ thực thi những biện pháp đáp trả thích đáng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của mình, trong đó có việc triển khai radar và tên lửa Iskander tại tỉnh Kaliningrad./.
Trong tuyên bố được tờ Thương gia (Nga) số ra ngày 6/12 đăng tải, ông Rasmussen cho biết hiện trên thế giới có hơn 30 nước phát triển công nghệ tên lửa tiên tiến và một số nước đang sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt (hàm ý đầu đạn hạt nhân).
Tổng Thư ký Rasmussen nhấn mạnh Liên bang Nga cũng có thể đứng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo, vì vậy, NATO và Nga cần thành lập hai "lá chắn tên lửa" riêng biệt, nhưng phục vụ một mục đích chung.
Ông Rasmussen cho biết các nước NATO đã nêu ba đề nghị thực tế nhằm loại bỏ lo ngại của Nga về khả năng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (NMD) và của NATO (AMD) nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Đó là các đề nghị trao đổi ý kiến thẳng thắn về AMD tại Hội đồng NATO-Nga, mời các chuyên gia Nga quan sát và phân tích các vụ thử tên lửa trong khuôn khổ AMD, tiến hành tập trận chung NATO-Nga trong năm 2012 về AMD, thành lập hai trung tâm AMD để trao đổi thông số và phối hợp vạch kế hoạch tác chiến.
Tổng Thư ký Rasmussen cho rằng những đề nghị này khẳng định NATO muốn hợp tác nghiêm túc với Nga trong vấn đề phòng thủ tên lửa nhằm bảo đảm an ninh cho tất cả các bên. Ông cho biết Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vẫn để ngỏ khả năng Nga tiếp tục đối thoại với NATO và Mỹ trong vấn đề phòng thủ tên lửa.
Tuyên bố nói trên được Tổng Thư ký Rasmussen đưa ra sau khi Tổng thống Medvedev cùng nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên bang Nga lên tiếng chỉ trích Mỹ và NATO tiếp tục đơn phương thực hiện kế hoạch triển khai NMD và AMD tại châu Âu, đồng thời khẳng định nếu Nga không được mời tham gia thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu thì Mátxcơva sẽ thực thi những biện pháp đáp trả thích đáng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của mình, trong đó có việc triển khai radar và tên lửa Iskander tại tỉnh Kaliningrad./.
(TTXVN/Vietnam+)