Số liệu do chính phủ Nhật Bản công bố ngày 11/12 cho thấy kinh tế của nước này trong quý Ba, từ tháng 7 đến hết tháng 9, đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,9% so với quý trước.
Đây là quý sụt giảm đầu tiên của kinh tế Nhật Bản sau hai quý tăng nhờ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu cho tái thiết sau thảm họa động đất năm ngoái.
Theo số liệu trên, tiêu dùng cá nhân - chiếm tới 60% tổng giá trị nền kinh tế - giảm 0,5% trong quý III, chi tiêu của các doanh nghiệp giảm 3,2%.
Giới phân tích nhận định tình trạng sụt giàm này khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục chịu áp lực phải đẩy mạnh kích thích tiền tệ sau khi đã nới lỏng chính sách liên tiếp trong hai tháng 9 và 10, trong bối cảnh giá đồng yên cao và tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu và căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhà kinh tế cấp cao của Viện Nghiên cứu Mizuho trụ sở tại Tôkiô, ông Yaxuô Yamamôtô (Yasuo Yamamoto), cho rằng xuất khẩu giảm mạnh, chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu vốn đều yếu, chứng tỏ nhu cầu cả trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa Nhật Bản cùng đi xuống.
Hai quý đầu năm nay, kinh tế Nhật Bản vượt trội so với phần lớn các nước khác trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển (G-7) nhờ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu tái thiết sau thảm họa động đất sóng thần năm ngoái tăng mạnh.
Tuy nhiên, sang đầu quý Ba, tăng trưởng của Nhật Bản đã chững lại và nhiều nhà phân tích dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm liên tiếp hai quý cuối năm, nghĩa là sẽ chính thức rơi vào suy thoái./.
Đây là quý sụt giảm đầu tiên của kinh tế Nhật Bản sau hai quý tăng nhờ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu cho tái thiết sau thảm họa động đất năm ngoái.
Theo số liệu trên, tiêu dùng cá nhân - chiếm tới 60% tổng giá trị nền kinh tế - giảm 0,5% trong quý III, chi tiêu của các doanh nghiệp giảm 3,2%.
Giới phân tích nhận định tình trạng sụt giàm này khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục chịu áp lực phải đẩy mạnh kích thích tiền tệ sau khi đã nới lỏng chính sách liên tiếp trong hai tháng 9 và 10, trong bối cảnh giá đồng yên cao và tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu và căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhà kinh tế cấp cao của Viện Nghiên cứu Mizuho trụ sở tại Tôkiô, ông Yaxuô Yamamôtô (Yasuo Yamamoto), cho rằng xuất khẩu giảm mạnh, chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu vốn đều yếu, chứng tỏ nhu cầu cả trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa Nhật Bản cùng đi xuống.
Hai quý đầu năm nay, kinh tế Nhật Bản vượt trội so với phần lớn các nước khác trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển (G-7) nhờ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu tái thiết sau thảm họa động đất sóng thần năm ngoái tăng mạnh.
Tuy nhiên, sang đầu quý Ba, tăng trưởng của Nhật Bản đã chững lại và nhiều nhà phân tích dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm liên tiếp hai quý cuối năm, nghĩa là sẽ chính thức rơi vào suy thoái./.
(TTXVN)