Ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với thịt lợn và trứng gia cầm, giá đang xuống rất thấp, trước thực trạng này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về những giải pháp để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
- Khó khăn lớn nhất đối với ngành chăn nuôi hiện nay là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Cục Chăn nuôi đã đi khảo sát, đánh giá thực tế và nhận thấy ngoài những khó khăn về thị trường, con giống, tiêu thụ sản phẩm..., khó khăn lớn nhất là các cơ sơ chăn nuôi không tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng. Việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng một phần do ngân hàng rất ngại cho các cơ sở, trang trại chăn nuôi vay vì họ cho rằng đây là ngành sản xuất nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, các cơ sở, trang trại chăn nuôi không được dùng chính tài sản là đất đai, chuồng trại, con giống để làm tài sản thế chấp nên việc tiếp cận nguồn tín dụng rất khó khăn. Thực tế cho thấy, các cơ sở, trang trại chăn nuôi rất ít vay được vốn và nếu vay được thì phải dùng tài sản thế chấp khác và vay với lãi suất cao. Đáng nói là các cơ sở, trang trại chăn nuôi khó có thể tiếp cận được nguồn tín dụng khoảng 3 tỷ đồng, trong khi thực tế nhu cầu đầu tư không chỉ là 3 tỷ mà có thể lên tới 5, 7 tỷ thậm chí 10 tỷ đồng. Chính khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng đã làm cản trở sự phát triển của ngành chăn nuôi.
- Vậy giải pháp để hỗ trợ ngành chăn nuôi là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Cục Chăn nuôi đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất một số giải pháp về mặt chính sách, tín dụng, biện pháp kỹ thuật khơi thông thị trường để ổn định sản xuất cho người chăn nuôi. Hiện nay, khó khăn nhất của ngành chăn nuôi là vấn đề tiêu thụ sản phẩm và khó khăn về vốn để duy trì, phát triển sản xuất do các hộ chăn nuôi khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, nếu có tiếp cận được nguồn vốn thì mức lãi suất cũng rất cao từ 18-20%/năm.
Vì vậy, cần có tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi, cụ thể phải xem xét các trang trại cũng như doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, phải hỗ trợ để khơi thông khó khăn về thủ tục cho vay…
Bên cạnh đó, cũng phải tính đến việc hỗ trợ nhập trang thiết bị đối với các cơ sở đầu tư mới, đề xuất giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị.
Đồng thời, Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị xem xét giảm một số phí kiểm dịch trong một năm để giảm chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, Cục Chăn nuôi cũng đề xuất đưa vào các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, quản lý chăn nuôi tốt để giảm giá thành sản phẩm.
Đặc biệt, Cục Chăn nuôi cũng đã kiến nghị trong gói kích cầu 29.000 tỷ đồng nên dành một khoản tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi. Với các giải pháp hỗ trợ trên thì ngành chăn nuôi có thể vượt qua khó khăn để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
- Khó khăn lớn nhất đối với ngành chăn nuôi hiện nay là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Cục Chăn nuôi đã đi khảo sát, đánh giá thực tế và nhận thấy ngoài những khó khăn về thị trường, con giống, tiêu thụ sản phẩm..., khó khăn lớn nhất là các cơ sơ chăn nuôi không tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng. Việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng một phần do ngân hàng rất ngại cho các cơ sở, trang trại chăn nuôi vay vì họ cho rằng đây là ngành sản xuất nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, các cơ sở, trang trại chăn nuôi không được dùng chính tài sản là đất đai, chuồng trại, con giống để làm tài sản thế chấp nên việc tiếp cận nguồn tín dụng rất khó khăn. Thực tế cho thấy, các cơ sở, trang trại chăn nuôi rất ít vay được vốn và nếu vay được thì phải dùng tài sản thế chấp khác và vay với lãi suất cao. Đáng nói là các cơ sở, trang trại chăn nuôi khó có thể tiếp cận được nguồn tín dụng khoảng 3 tỷ đồng, trong khi thực tế nhu cầu đầu tư không chỉ là 3 tỷ mà có thể lên tới 5, 7 tỷ thậm chí 10 tỷ đồng. Chính khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng đã làm cản trở sự phát triển của ngành chăn nuôi.
- Vậy giải pháp để hỗ trợ ngành chăn nuôi là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Cục Chăn nuôi đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất một số giải pháp về mặt chính sách, tín dụng, biện pháp kỹ thuật khơi thông thị trường để ổn định sản xuất cho người chăn nuôi. Hiện nay, khó khăn nhất của ngành chăn nuôi là vấn đề tiêu thụ sản phẩm và khó khăn về vốn để duy trì, phát triển sản xuất do các hộ chăn nuôi khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, nếu có tiếp cận được nguồn vốn thì mức lãi suất cũng rất cao từ 18-20%/năm.
Vì vậy, cần có tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi, cụ thể phải xem xét các trang trại cũng như doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, phải hỗ trợ để khơi thông khó khăn về thủ tục cho vay…
Bên cạnh đó, cũng phải tính đến việc hỗ trợ nhập trang thiết bị đối với các cơ sở đầu tư mới, đề xuất giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị.
Đồng thời, Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị xem xét giảm một số phí kiểm dịch trong một năm để giảm chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, Cục Chăn nuôi cũng đề xuất đưa vào các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, quản lý chăn nuôi tốt để giảm giá thành sản phẩm.
Đặc biệt, Cục Chăn nuôi cũng đã kiến nghị trong gói kích cầu 29.000 tỷ đồng nên dành một khoản tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi. Với các giải pháp hỗ trợ trên thì ngành chăn nuôi có thể vượt qua khó khăn để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Thu Hà (TTXVN)