Theo nghiên cứu mới được trường Đại học Giao thông Thượng Hải công bố, 13,3% số học sinh ở Thượng Hải đang được xếp vào loại thừa cân, trong khi 6,5% là béo phì, tức thừa cân nghiêm trọng.
Tỷ lệ trung bình trên thế giới, được Tổ chức Y tế Thế giới công bố lần gần đây nhất năm 2004, là 10% trẻ em trong độ tuổi đến trường (từ 5-17 tuổi) bị "thừa cân hoặc béo phì."
Trong năm 2004 Bộ Y tế Trung Quốc thông báo tỷ lệ béo phì ở trẻ em nước này đã đạt 8,1%, theo đó, mặc dù số trẻ em béo phì có vẻ ít hơn ở Thượng Hải, một trong những thành phố giàu nhất Trung Quốc, song hiện nay ngày càng nhiều trẻ em đã được xếp vào loại thừa cân.
Tình trạng này đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đặc biệt về sự gia tăng của các “tiểu hoàng đế,” những cậu bé nhỏ tuổi thừa cân được bố mẹ cho phát triển thoải mái vì quan điểm truyền thống cho rằng cân nặng là một dấu hiệu của sự thịnh vượng.
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trên là do mức độ sử dụng Internet gia tăng trong giới trẻ Trung Quốc. Ước tính có khoảng 457 triệu người sử dụng Internet ở Trung Quốc và có tới 24 triệu trẻ em nghiện "hoạt động" trực tuyến.
Đại học Giao thông Thượng Hải đã cân 6.174 cậu bé và 5.665 cô bé ở 36 trường tiểu học thuộc các quận Lư Loan, Hoàng Phố, Dương Phố và Bảo Sơn để thực hiện báo cáo của mình.
Theo tờ Shanghai Evening Post, tỷ lệ trẻ em béo phì cao nhất ở những khu vực nơi các bậc cha mẹ ít được giáo dục. Tờ báo dẫn lời Cai Meiqin, Phó trưởng khoa khoa dinh dưỡng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải cho biết: "Thừa dinh dưỡng và thiếu vận đồng là những nguyên nhân gây ra béo phì. Trẻ em ngồi ngay vào bàn để làm bài tập ở nhà khi về đến nhà và xem tivi ngay sau khi ăn tối xong."
Báo cáo cũng cho rằng 2,9% trẻ em thừa cân và 6,7% những người béo phì ở Trung Quốc bị mắc chứng rối loạn trao đổi chất, trong khi tỷ lệ bình thường trên thế giới là 0,8%./.
Tỷ lệ trung bình trên thế giới, được Tổ chức Y tế Thế giới công bố lần gần đây nhất năm 2004, là 10% trẻ em trong độ tuổi đến trường (từ 5-17 tuổi) bị "thừa cân hoặc béo phì."
Trong năm 2004 Bộ Y tế Trung Quốc thông báo tỷ lệ béo phì ở trẻ em nước này đã đạt 8,1%, theo đó, mặc dù số trẻ em béo phì có vẻ ít hơn ở Thượng Hải, một trong những thành phố giàu nhất Trung Quốc, song hiện nay ngày càng nhiều trẻ em đã được xếp vào loại thừa cân.
Tình trạng này đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đặc biệt về sự gia tăng của các “tiểu hoàng đế,” những cậu bé nhỏ tuổi thừa cân được bố mẹ cho phát triển thoải mái vì quan điểm truyền thống cho rằng cân nặng là một dấu hiệu của sự thịnh vượng.
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trên là do mức độ sử dụng Internet gia tăng trong giới trẻ Trung Quốc. Ước tính có khoảng 457 triệu người sử dụng Internet ở Trung Quốc và có tới 24 triệu trẻ em nghiện "hoạt động" trực tuyến.
Đại học Giao thông Thượng Hải đã cân 6.174 cậu bé và 5.665 cô bé ở 36 trường tiểu học thuộc các quận Lư Loan, Hoàng Phố, Dương Phố và Bảo Sơn để thực hiện báo cáo của mình.
Theo tờ Shanghai Evening Post, tỷ lệ trẻ em béo phì cao nhất ở những khu vực nơi các bậc cha mẹ ít được giáo dục. Tờ báo dẫn lời Cai Meiqin, Phó trưởng khoa khoa dinh dưỡng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải cho biết: "Thừa dinh dưỡng và thiếu vận đồng là những nguyên nhân gây ra béo phì. Trẻ em ngồi ngay vào bàn để làm bài tập ở nhà khi về đến nhà và xem tivi ngay sau khi ăn tối xong."
Báo cáo cũng cho rằng 2,9% trẻ em thừa cân và 6,7% những người béo phì ở Trung Quốc bị mắc chứng rối loạn trao đổi chất, trong khi tỷ lệ bình thường trên thế giới là 0,8%./.
Huy Lê (Vietnam+)