Nhiều hoạt động mang đậm bản sắc các dân tộc của vùng đã được trình diễn tại ngày Hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VII tại Lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2010.
Tại ngày hội, chương trình trình diễn xướng văn hóa dân gian thuộc 8/9 đoàn nghệ thuật dân gian của các tỉnh vùng Đông Bắc gồm Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Lạng Sơn đã đem đến cho người xem những tiết mục diễn xướng mang đậm nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của mỗi địa phương với những điệu dân ca, dân vũ, những diễn xướng độc đáo.
Nhiều diễn xướng độc đáo mang tính nghệ thuật truyền thống cao với các nghệ nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thể hiện nỗ lực sưu tầm phát hiện tác phẩm nghệ thuật dân gian trong quần chúng. Một số đoàn còn tham gia biểu diễn, giao lưu với đông đảo du khách tham quan lễ hội.
Bên cạnh đó, các chương trình như tổ chức hội trại, giới thiệu ẩm thực dân gian, trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc, trình diễn lễ hội truyền thống các tỉnh vùng Đông Bắc đồng loạt được tổ chức trong thời gian diễn ra ngày hội.
Các hội trại đã mô phỏng nơi sinh hoạt ăn ở của một dân tộc cụ thể ở một địa phương, trưng bày những hiện vật văn hóa tiêu biểu như đồ thờ tự, trang phục, nhạc cụ, dụng cụ lao động, đồng thời đây cũng là nơi giao lưu, quảng bá giới thiệu phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Ở đây mỗi tỉnh lựa chọn một lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương để trình diễn. Trại văn hóa cũng là nơi quảng bá du lịch của mỗi địa phương.
Ông Ma Văn Đức, Trưởng đoàn văn hóa văn nghệ tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Đến với Lễ hội Đền Hùng năm 2010 chúng tôi không chỉ mang đến lễ hội những sản phẩm truyền thống đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang mà còn mang đến cho lễ hội một sản phẩm đặc sản đặc của người dân tộc, đó là rượu Nà Hang."
Rượu này đã có thương hiệu từ lâu và được đông đảo người dân cả nước đón nhận. Rượu được cất từ men của 20 loại thảo dược trong rừng như cây dây nước, trầu rừng, dây ngọt... về chưng cất men và được nấu với ngô hoặc gạo, sau đó ủ lên men và cho vào hũ (chum, vại) bịt kín trong khoảng 20-30 ngày mới đem nấu.
Ông Đức cho biết thêm, trước đây không có chai, lọ để đựng rượu trong các bữa tiệc hay mâm gia đình như ngày nay mà thay vào đó là một ống tre 2 khúc, một khúc để đựng rượu và một nửa được khoét nửa thân ống (hình máng hứng nước) và những ly rượu là những ống nứa cắt sát với mấu cây nứa để làm chén. Đây là một trong những văn hoá độc đáo của đồng bào vùng dân tộc tỉnh Tuyên Quang còn giữ và được trưng bày, sử dụng tại Lễ hội Đền Hùng năm nay.
Đại diện Trưởng đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang chia sẻ: "Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010 là một sự kiện quốc gia, quy mô rộng nên trước khi tham gia hội trại và trưng bày những sản vật đặc trưng của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã xem xét kỹ để làm hội trại. Cuối cùng chúng tôi quyết định dựng trại theo mô phỏng đình làng Thổ Hà vì đây là một trong những ngôi đình cổ nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên."
Trước đây đình đã từng được chính quyền Pháp xếp hạng trong Viện bảo tàng Bác Cổ Đông Dương, năm 1964 được Bộ Văn hóa công nhận là kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia... Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc sản của Bắc Giang cũng được trưng bày và giới thiệu tại hội trại như Thiều Lục Ngạn, Rượu Làng Vân, bánh đa Kế.
Với tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn, các tỉnh vùng Ðông Bắc nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng đã tích cực chuẩn bị công phu những chương trình tham gia ngày hội, đồng thời nhằm tôn thêm nét đẹp văn hoá truyền thống từng vùng miền tại lễ Quốc Giỗ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).
Đây thực sự là một ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của các dân tộc vùng Ðông Bắc thể hiện rõ mục tiêu gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc./.
Tại ngày hội, chương trình trình diễn xướng văn hóa dân gian thuộc 8/9 đoàn nghệ thuật dân gian của các tỉnh vùng Đông Bắc gồm Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Lạng Sơn đã đem đến cho người xem những tiết mục diễn xướng mang đậm nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của mỗi địa phương với những điệu dân ca, dân vũ, những diễn xướng độc đáo.
Nhiều diễn xướng độc đáo mang tính nghệ thuật truyền thống cao với các nghệ nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thể hiện nỗ lực sưu tầm phát hiện tác phẩm nghệ thuật dân gian trong quần chúng. Một số đoàn còn tham gia biểu diễn, giao lưu với đông đảo du khách tham quan lễ hội.
Bên cạnh đó, các chương trình như tổ chức hội trại, giới thiệu ẩm thực dân gian, trình diễn và giới thiệu trang phục dân tộc, trình diễn lễ hội truyền thống các tỉnh vùng Đông Bắc đồng loạt được tổ chức trong thời gian diễn ra ngày hội.
Các hội trại đã mô phỏng nơi sinh hoạt ăn ở của một dân tộc cụ thể ở một địa phương, trưng bày những hiện vật văn hóa tiêu biểu như đồ thờ tự, trang phục, nhạc cụ, dụng cụ lao động, đồng thời đây cũng là nơi giao lưu, quảng bá giới thiệu phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Ở đây mỗi tỉnh lựa chọn một lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương để trình diễn. Trại văn hóa cũng là nơi quảng bá du lịch của mỗi địa phương.
Ông Ma Văn Đức, Trưởng đoàn văn hóa văn nghệ tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Đến với Lễ hội Đền Hùng năm 2010 chúng tôi không chỉ mang đến lễ hội những sản phẩm truyền thống đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang mà còn mang đến cho lễ hội một sản phẩm đặc sản đặc của người dân tộc, đó là rượu Nà Hang."
Rượu này đã có thương hiệu từ lâu và được đông đảo người dân cả nước đón nhận. Rượu được cất từ men của 20 loại thảo dược trong rừng như cây dây nước, trầu rừng, dây ngọt... về chưng cất men và được nấu với ngô hoặc gạo, sau đó ủ lên men và cho vào hũ (chum, vại) bịt kín trong khoảng 20-30 ngày mới đem nấu.
Ông Đức cho biết thêm, trước đây không có chai, lọ để đựng rượu trong các bữa tiệc hay mâm gia đình như ngày nay mà thay vào đó là một ống tre 2 khúc, một khúc để đựng rượu và một nửa được khoét nửa thân ống (hình máng hứng nước) và những ly rượu là những ống nứa cắt sát với mấu cây nứa để làm chén. Đây là một trong những văn hoá độc đáo của đồng bào vùng dân tộc tỉnh Tuyên Quang còn giữ và được trưng bày, sử dụng tại Lễ hội Đền Hùng năm nay.
Đại diện Trưởng đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang chia sẻ: "Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010 là một sự kiện quốc gia, quy mô rộng nên trước khi tham gia hội trại và trưng bày những sản vật đặc trưng của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã xem xét kỹ để làm hội trại. Cuối cùng chúng tôi quyết định dựng trại theo mô phỏng đình làng Thổ Hà vì đây là một trong những ngôi đình cổ nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên."
Trước đây đình đã từng được chính quyền Pháp xếp hạng trong Viện bảo tàng Bác Cổ Đông Dương, năm 1964 được Bộ Văn hóa công nhận là kiến trúc-nghệ thuật cấp quốc gia... Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc sản của Bắc Giang cũng được trưng bày và giới thiệu tại hội trại như Thiều Lục Ngạn, Rượu Làng Vân, bánh đa Kế.
Với tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn, các tỉnh vùng Ðông Bắc nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng đã tích cực chuẩn bị công phu những chương trình tham gia ngày hội, đồng thời nhằm tôn thêm nét đẹp văn hoá truyền thống từng vùng miền tại lễ Quốc Giỗ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).
Đây thực sự là một ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của các dân tộc vùng Ðông Bắc thể hiện rõ mục tiêu gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc./.
Tạ Toàn-Hương Thu (Vietnam+)