Ngày 27/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ ba tại Hà Nội, đồng thời tôn vinh các nghệ sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật sân khấu.
Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam Lê Tiến Thọ cho biết Hội hiện có 2.500 hội viên bao gồm chèo, tuồng, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, rối, xiếc và các thành phần sáng tạo tác giả, đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn, các nhà quản lý.
Hàng năm, Hội cũng tổ chức những chuyến đi thực tế và mở trại sáng tác tại nhiều địa phương trên toàn quốc cho từ 150-200 tác giả. Hội đã tổ chức thành công Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế với bốn đoàn nghệ thuật trong nước và 15 đoàn nghệ thuật đến từ các nền sân khấu phát triển như Trung Quốc, Thụy Điển, Pháp, Na Uy, Australia, Lào, Campuchia. Hoạt động này không chỉ mở rộng giao lưu văn hóa nghệ thuật mà có tác động tốt đến sự phát triển sân khấu Việt Nam.
Tại buổi lễ, Hội đã trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu hai năm (2010-2011) và giải thưởng Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam năm 2011.
Trong đó, giải Nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu được trao cho tác phẩm "Những mặt người thấp thoáng" (tác giả Xuân Đức, Quảng Trị); ba tác phẩm được trao giải Nhì; sáu tác phẩm đoạt giải Ba và bốn tác phẩm được trao giải Khuyến khích.
Hội Nghệ sỹ sân khấu cũng trao các giải thưởng kịch bản sân khấu, ấn phẩm sân khấu, giải thưởng vở diễn sân khấu và giải các cá nhân xuất sắc dành cho đạo diễn xuất sắc, biên đạo múa xuất sắc và diễn viên xuất sắc.
Nhận xét về cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu, nhà văn Chu Lai khẳng định cuộc thi đã khuyến khích sự tìm tòi, bứt phá, không e dè, không tránh né, không quá bó buộc, lọc ra được những hình tượng trung tâm trong mọi thời tiết xã hội có tác dụng dự báo, cảnh tỉnh, lay động đến những góc sâu nhất trong lòng người xem.
Nhìn chung mặt bằng kịch bản rất phong phú, đồng đều, đã tạo được sự đa dạng, đa chiều, sử dụng những nhân vật phong phú, những cái tên mang tính lịch sử đã song hành với những chủ đề cận đại và đương đại với góc nhìn, cách triển khai tương đối mạnh dạn, mới mẻ, táo bạo. Hơn 200 tác phẩm tham dự cuộc thi là một số lượng đáng mừng trên tinh thần chấn hưng sân khấu, xốc lại đội ngũ tác giả.
Đây là cuộc ra quân rầm rộ nhưng vẫn còn một số kịch bản có biểu hiện sơ sài, vội, cũ, khô cứng, thiếu tính hiện đại. Thiếu và mỏng các thể loại dân ca kịch cũng là một điều đáng tiếc trong các tác phẩm dự thi đợt này.
Về giải thưởng Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam năm 2011, chỉ có hai giải A dành cho hai vở diễn sân khấu là vở "Quan lớn về làng" của Nhà hát chèo Hà Nội và "Đả chiến phá sông Ngân" của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Ở hạng mục kịch bản sân khấu và ấn phẩm sân khấu không có giải A.
Đặc biệt, ba giải thưởng cá nhân xuất sắc nhất của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam năm 2011 đều được trao cho ba diễn viên cải lương, gồm Trinh Trinh (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang); Hoàng Viện (Nhà hát Cải lương Hà Nội) và Hoàng Tùng (Nhà hát Cải lương Việt Nam)./.
Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam Lê Tiến Thọ cho biết Hội hiện có 2.500 hội viên bao gồm chèo, tuồng, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, rối, xiếc và các thành phần sáng tạo tác giả, đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn, các nhà quản lý.
Hàng năm, Hội cũng tổ chức những chuyến đi thực tế và mở trại sáng tác tại nhiều địa phương trên toàn quốc cho từ 150-200 tác giả. Hội đã tổ chức thành công Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế với bốn đoàn nghệ thuật trong nước và 15 đoàn nghệ thuật đến từ các nền sân khấu phát triển như Trung Quốc, Thụy Điển, Pháp, Na Uy, Australia, Lào, Campuchia. Hoạt động này không chỉ mở rộng giao lưu văn hóa nghệ thuật mà có tác động tốt đến sự phát triển sân khấu Việt Nam.
Tại buổi lễ, Hội đã trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu hai năm (2010-2011) và giải thưởng Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam năm 2011.
Trong đó, giải Nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu được trao cho tác phẩm "Những mặt người thấp thoáng" (tác giả Xuân Đức, Quảng Trị); ba tác phẩm được trao giải Nhì; sáu tác phẩm đoạt giải Ba và bốn tác phẩm được trao giải Khuyến khích.
Hội Nghệ sỹ sân khấu cũng trao các giải thưởng kịch bản sân khấu, ấn phẩm sân khấu, giải thưởng vở diễn sân khấu và giải các cá nhân xuất sắc dành cho đạo diễn xuất sắc, biên đạo múa xuất sắc và diễn viên xuất sắc.
Nhận xét về cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu, nhà văn Chu Lai khẳng định cuộc thi đã khuyến khích sự tìm tòi, bứt phá, không e dè, không tránh né, không quá bó buộc, lọc ra được những hình tượng trung tâm trong mọi thời tiết xã hội có tác dụng dự báo, cảnh tỉnh, lay động đến những góc sâu nhất trong lòng người xem.
Nhìn chung mặt bằng kịch bản rất phong phú, đồng đều, đã tạo được sự đa dạng, đa chiều, sử dụng những nhân vật phong phú, những cái tên mang tính lịch sử đã song hành với những chủ đề cận đại và đương đại với góc nhìn, cách triển khai tương đối mạnh dạn, mới mẻ, táo bạo. Hơn 200 tác phẩm tham dự cuộc thi là một số lượng đáng mừng trên tinh thần chấn hưng sân khấu, xốc lại đội ngũ tác giả.
Đây là cuộc ra quân rầm rộ nhưng vẫn còn một số kịch bản có biểu hiện sơ sài, vội, cũ, khô cứng, thiếu tính hiện đại. Thiếu và mỏng các thể loại dân ca kịch cũng là một điều đáng tiếc trong các tác phẩm dự thi đợt này.
Về giải thưởng Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam năm 2011, chỉ có hai giải A dành cho hai vở diễn sân khấu là vở "Quan lớn về làng" của Nhà hát chèo Hà Nội và "Đả chiến phá sông Ngân" của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Ở hạng mục kịch bản sân khấu và ấn phẩm sân khấu không có giải A.
Đặc biệt, ba giải thưởng cá nhân xuất sắc nhất của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam năm 2011 đều được trao cho ba diễn viên cải lương, gồm Trinh Trinh (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang); Hoàng Viện (Nhà hát Cải lương Hà Nội) và Hoàng Tùng (Nhà hát Cải lương Việt Nam)./.
N. Anh (TTXVN)