Về rốn lũ Quảng Bình

Người chồng hy sinh vì lấy thân che cho vợ trong bão

Xã Quảng Sơn là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau lốc xoáy và lũ lụt, với 25 người thương vong, hơn 300 ngôi nhà bị sập và tốc mái.
Xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là nơi bị thiệt hại nặng nề nhấtsau trận lốc xoáy và lũ lụt, với 3 người chết, 22 người bị thương, hơn 300 ngôinhà bị sập và tốc mái khiến người dân lâm cảnh khó khăn.

Cơn mưa dầm dề vẫn chưa dứt hẳn, ban ngày mọi người đội mưa khẩn trương khắcphục hậu quả, nhưng khi màn đêm buông xuống tất cả rơi vào cảnh tối tăm. Gạo khónấu thành cơm do củi ướt, không điện, không nước sạch, không có chỗ ấm để ngủ...

Đến với xã Quảng Sơn những ngày này, chúng tôi càng thấm thía nỗi khổ củangười dân nơi đây.

Sau khi tiếp cận vùng rốn lũ Quảng Sơn, các lực lượng Quân đội, Đoàn Thanh niênvà các đơn vị khác đã đến cứu trợ và khắc phục hậu quả, nhưng khung cảnh nơi đâyvẫn còn hoang tàn. Bởi đến 5 giờ chiều 18/10 mưa lại tiếp tục rơi, màn đêm mùmịt bao trùm, ngoài trời chỉ nghe tiếng ếch nhái.

Dù chân bị thương do tôn cắt phải nhưng ông Trần Ngọc Giới, Trưởng thôn LinhCận Sơn vẫn gắng sức đến tận từng hộ gia đình để nắm tình hình, trong khi nhàông cũng bị tốc mái và lũ cuốn trôi đồ đạc.

Dẫn chúng tôi đi quanh làng, ông Giới kể, trước đây về đêm xóm làng rất nhộnnhịp, điện sáng cả vùng. Người dân nơi đây vốn quanh năm lam lũ ruộng đồng nhưngcuộc sống đầy đủ, trong làng không mấy ai thiếu đói. Nhưng nay bão lũ đã tàn phákhông còn gì nữa. Ông thở dài than: “Biết bao giờ người dân mới trở lại cuộcsống như ngày xưa?”.

Thăm ngôi nhà của gia đình anh Phan Xuân Sơn ở thôn Linh Cận Sơn, mọi người ngồiquanh bàn thờ đặt di ảnh với bát hương nghi ngút khói. Cảm xúc của họ như bị nénchặt, chỉ cần một lời thôi là vỡ oà đầy nước mắt. Trong trận lốc xoáy vừa qua,hai vợ chồng anh Phan Xuân Sơn đang ở trong quán bán hàng tạp hóa đầu làng. Cơnlốc xoáy kèm theo tiếng rít ghê rợn xô đổ cái quán nhỏ.

Trong khoảnh khắc sinh tử, anh Sơn chỉ biết úp mình che chở cho vợ trước khicả mảng tường lớn đổ ập xuống thân. Nhờ đó chị Lĩnh đã thoát chết tuy bị thươngrất nặng, nhưng anh Sơn đã vĩnh viễn ra đi.

Còn căn nhà của bà Phạm Thị Hường cùng thôn cũng bị trận lốc xoáy xô đổ và cướpđi sinh mạng của người chồng là Mai Xuân Phụ. Khi nhận được tin chồng mất, mấymẹ con chị đang ở trong Nam vội bỏ lại tất cả để về, khi về đến nơi thì chồngmất mà nhà cũng mất.

Nghe bà con kể lại khi lốc xoáy xảy ra, cả bức tường của ngôi nhà sập xuốngđè lên người khiến anh Phụ chết tại chỗ. Do nước lũ đổ về nên để chôn cất đượcanh chu đáo cũng rất gian nan, phải nhờ đến lực lượng quân đội trợ giúp.

Căn nhà anh Trần Đình Toản tuy không bị sập hẳn nhưng những thứ vật dụng tronggia đình cũng bị dòng nước cuốn trôi, vợ anh Toản mới sinh được 6 tháng nhưng đã3 ngày nay chị vẫn phải dầm mình trong nước để dọn dẹp nhà cửa, bùn đất.

Chị than thở: "Ngày trước gia đình còn có bếp ga nhưng nay bế[ bị trôi mất,gạo thì bị ngâm nước mấy ngày rồi không biết còn ăn được nữa hay không, cứ nấulên thế này, sống hay chín thì cũng phải cố mà ăn để lấy sức mà dọn dẹp cửanhà."

Không còn nhà để ở, gia đình bà Mai Thị Nhạn chỉ còn biết qua nhà hàng xóm xintá túc. Bà nghẹn ngào cho biết: "Cả gia đình làm ruộng, dành dụm vay mượn mãimới xây được căn nhà hơn 200 triệu đồng nay chỉ còn lại đống đổ nát."

Rời Quảng Sơn khi bình minh đang ló rạng, chúng tôi tin rằng, với sự trợ giúptận tình của các lực lượng chức năng và đồng bào cả nước, cộng với truyền thốngvượt qua mọi khó khăn của thiên tai, địch họa được đúc kết từ bao đời nay, ngườidân nơi vùng lốc xoáy, rốn lũ Quảng Sơn sẽ vươn dậy xây dựng lại cuộc sống noấm./.

Nguyễn Đức Thọ (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục