Ngày 24/10, Hội nghị truyền thông về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tổ chức tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn và các cơ quan liên quan về mục đích, chính sách, thủ tục thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp.
Hội nghị này được hỗ trợ bởi dự án ILO/Nhật Bản về “Thúc đẩy và xây dựng bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm trong ASEAN.”
Các đại biểu tham dự hội nghị đã được cung cấp những thông tin cập nhật về mục đích hoạt động của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; những dịch vụ và chế độ của bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị thất nghiệp, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, dịch vụ việc làm và hỗ trợ học nghề.
Đồng thời, các đại biểu cũng đã làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện; quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, để bảo đảm rằng những người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận đầy đủ những hỗ trợ cần thiết và kịp thời từ hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kinh tế khó khăn trong thời gian qua đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giảm quy mô sản xuất, kinh doanh khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc.
Tại thời điểm tháng Một năm nay, có khoảng 1,3 triệu người Việt Nam thất nghiệp và hơn 4,5 triệu người tìm việc làm bán thời gian. Tuy tỷ lệ thất nghiệp chính thức của nam và nữ không chênh lệch đáng kể (2,7%-2,5% năm 2009) nhưng lao động nữ thường làm những công việc với điều kiện không bảo đảm.
Việt Nam bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp bị mất việc làm và không bị rơi vào tình trạng đói nghèo. Đây là nước đột phá trong chính sách an sinh xã hội. Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia ở Đông Nam Á có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp cho đến nay.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 12/2011, cả nước có 7,9 triệu người lao động đã tham gia chương trình này; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có kết dư 14.638 tỷ đồng. Đến tháng Tư năm nay, hệ thống tiếp nhận 694.000 trường hợp đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, 560.000 người trong số này đã được nhận trợ cấp thất nghiệp cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Trong số những người nhận trợ cấp thất nghiệp, phụ nữ chiếm 60% và nhóm 25-40 tuổi chiếm 62%.
Những số liệu gần đây cho thấy tỷ lệ người lao động tìm được việc làm trước khi kết thúc hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn ở mức thấp, dưới 2% tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tương tự, mới chỉ có ít hơn 1% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp đăng ký học nghề. Nguyên nhân của tình trạng này, bên cạnh những bất cập về thủ tục còn do nhận thức chưa rõ ràng của người lao động và chủ sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp./.
Hội nghị này được hỗ trợ bởi dự án ILO/Nhật Bản về “Thúc đẩy và xây dựng bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm trong ASEAN.”
Các đại biểu tham dự hội nghị đã được cung cấp những thông tin cập nhật về mục đích hoạt động của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; những dịch vụ và chế độ của bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị thất nghiệp, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, dịch vụ việc làm và hỗ trợ học nghề.
Đồng thời, các đại biểu cũng đã làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện; quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, để bảo đảm rằng những người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận đầy đủ những hỗ trợ cần thiết và kịp thời từ hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kinh tế khó khăn trong thời gian qua đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giảm quy mô sản xuất, kinh doanh khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc.
Tại thời điểm tháng Một năm nay, có khoảng 1,3 triệu người Việt Nam thất nghiệp và hơn 4,5 triệu người tìm việc làm bán thời gian. Tuy tỷ lệ thất nghiệp chính thức của nam và nữ không chênh lệch đáng kể (2,7%-2,5% năm 2009) nhưng lao động nữ thường làm những công việc với điều kiện không bảo đảm.
Việt Nam bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp bị mất việc làm và không bị rơi vào tình trạng đói nghèo. Đây là nước đột phá trong chính sách an sinh xã hội. Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia ở Đông Nam Á có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp cho đến nay.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 12/2011, cả nước có 7,9 triệu người lao động đã tham gia chương trình này; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có kết dư 14.638 tỷ đồng. Đến tháng Tư năm nay, hệ thống tiếp nhận 694.000 trường hợp đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, 560.000 người trong số này đã được nhận trợ cấp thất nghiệp cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Trong số những người nhận trợ cấp thất nghiệp, phụ nữ chiếm 60% và nhóm 25-40 tuổi chiếm 62%.
Những số liệu gần đây cho thấy tỷ lệ người lao động tìm được việc làm trước khi kết thúc hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn ở mức thấp, dưới 2% tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tương tự, mới chỉ có ít hơn 1% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp đăng ký học nghề. Nguyên nhân của tình trạng này, bên cạnh những bất cập về thủ tục còn do nhận thức chưa rõ ràng của người lao động và chủ sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)