Đông Nam Á được coi là một “điểm nóng” về nguy cơ bùng phát các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi khi có khoảng 75% bệnh dịch truyền nhiễm ở người là có nguồn gốc từ động vật.
Ngày 15/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Các bệnh truyền nhiễm mới nổi và động vật hoang dã tại Việt Nam - Hiện trạng và tầm nhìn” với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
Đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và các tổ chức quốc tế gặp mặt cùng thảo luận về vấn đề môi trường, thú ý và sức khỏe con người, đồng thời làm rõ trách nhiệm, vai trò của các bên trong việc giám sát sức khỏe động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, các bên cùng trao đổi góp phần nâng cao năng lực cho các địa phương là “điểm nóng” để nhận biết sự xuất hiện của các căn bệnh truyền nhiễm mới từ các loài động vật hoang dã nguy cơ cao như dơi, loài gặm nhấm, các loài linh trưởng không phải vượn người có thể đe dọa đến sức khỏe con người.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế cảnh báo về các nguy cơ về bệnh truyền nhiễm vẫn rình rập, nhiều hành vi có nguy cơ cao như dùng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc cổ truyền và nhân nuôi để tiêu thụ khiến bệnh dịch lây truyền giữa người, động vật hoang dã và vật nuôi.
Theo các nghiên cứu gần đây, Đông Nam Á được coi là một “điểm nóng” về nguy cơ bùng phát các bệnh dịch mới nổi với khoảng 75% bệnh dịch truyền nhiễm ở người là có nguồn gốc từ động vật.
Cúm gia cầm độc lực cao (cúm gà) và bệnh cúm mới tràn qua toàn cầu là những ví dụ về các bệnh dịch nguy hiểm trên động vật có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Năm 2002, đợt bùng phát bệnh SARS (bệnh dịch này chưa từng được biết đến trước đó) xuất hiện từ khu chợ ở Trung Quốc. Khi các nhà hàng và người làm việc tại chợ giết thịt chó để ăn thịt.
Trong các trường hợp trên, Việt Nam là một nước đi đầu trong việc đối phó, thực hiện các biện pháp hiệu quả về thú ý và sức khỏe cộng đồng.
Ông Francis Donovan, Giám đốc Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nhận định trên thế giới ngày nay, người ta ngày càng nhận thức rõ hơn về sự kết nối giữa sức khỏe con người, thú ý và sức khỏe môi trường.
Việt Nam đã chứng tỏ mình là người đi đầu bằng việc dùng phương pháp tiếp cận “One Health - Một sức khoẻ” trong việc phát triển chính sách về chuẩn bị cho các bệnh dịch của đất nước.
Tốc độ xuất hiện và lan truyền của những bệnh dịch này là mối quan ngại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của nền kinh tế, do đó cần nâng cao năng lực phát hiện, đối phó với bệnh dịch một cách toàn diện, nhất là ở các khu vực có nguy cơ bệnh dịch dễ bùng phát.
Điều này sẽ giúp cộng đồng tăng cường hiểu biết về bệnh dịch trên động vật hoang dã cũng như vai trò, ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe cộng đồng. /.
Ngày 15/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Các bệnh truyền nhiễm mới nổi và động vật hoang dã tại Việt Nam - Hiện trạng và tầm nhìn” với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
Đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và các tổ chức quốc tế gặp mặt cùng thảo luận về vấn đề môi trường, thú ý và sức khỏe con người, đồng thời làm rõ trách nhiệm, vai trò của các bên trong việc giám sát sức khỏe động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, các bên cùng trao đổi góp phần nâng cao năng lực cho các địa phương là “điểm nóng” để nhận biết sự xuất hiện của các căn bệnh truyền nhiễm mới từ các loài động vật hoang dã nguy cơ cao như dơi, loài gặm nhấm, các loài linh trưởng không phải vượn người có thể đe dọa đến sức khỏe con người.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế cảnh báo về các nguy cơ về bệnh truyền nhiễm vẫn rình rập, nhiều hành vi có nguy cơ cao như dùng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc cổ truyền và nhân nuôi để tiêu thụ khiến bệnh dịch lây truyền giữa người, động vật hoang dã và vật nuôi.
Theo các nghiên cứu gần đây, Đông Nam Á được coi là một “điểm nóng” về nguy cơ bùng phát các bệnh dịch mới nổi với khoảng 75% bệnh dịch truyền nhiễm ở người là có nguồn gốc từ động vật.
Cúm gia cầm độc lực cao (cúm gà) và bệnh cúm mới tràn qua toàn cầu là những ví dụ về các bệnh dịch nguy hiểm trên động vật có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Năm 2002, đợt bùng phát bệnh SARS (bệnh dịch này chưa từng được biết đến trước đó) xuất hiện từ khu chợ ở Trung Quốc. Khi các nhà hàng và người làm việc tại chợ giết thịt chó để ăn thịt.
Trong các trường hợp trên, Việt Nam là một nước đi đầu trong việc đối phó, thực hiện các biện pháp hiệu quả về thú ý và sức khỏe cộng đồng.
Ông Francis Donovan, Giám đốc Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam nhận định trên thế giới ngày nay, người ta ngày càng nhận thức rõ hơn về sự kết nối giữa sức khỏe con người, thú ý và sức khỏe môi trường.
Việt Nam đã chứng tỏ mình là người đi đầu bằng việc dùng phương pháp tiếp cận “One Health - Một sức khoẻ” trong việc phát triển chính sách về chuẩn bị cho các bệnh dịch của đất nước.
Tốc độ xuất hiện và lan truyền của những bệnh dịch này là mối quan ngại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của nền kinh tế, do đó cần nâng cao năng lực phát hiện, đối phó với bệnh dịch một cách toàn diện, nhất là ở các khu vực có nguy cơ bệnh dịch dễ bùng phát.
Điều này sẽ giúp cộng đồng tăng cường hiểu biết về bệnh dịch trên động vật hoang dã cũng như vai trò, ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe cộng đồng. /.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)