Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngòi bút tài hoa của văn học Việt Nam

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả thành công với thể loại bút ký. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Ai đã đặt tên cho dòng sông,” từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngòi bút tài hoa của văn học Việt Nam ảnh 1(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Theo thông tin từ gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bút ký xuất sắc ''Ai đã đặt tên cho dòng sông'' đã qua đời vào ngày 24/7, hưởng thọ 87 tuổi.

Chỉ 18 ngày trước đó, người bạn đời của ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh mất trí nhớ của người già.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả thành công với thể loại bút ký. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Ai đã đặt tên cho dòng sông,” từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để lại cho đời nhiều tác phẩm: Về bút ký, truyện ký có “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971); “Rất nhiều ánh lửa” (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980-1981); “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (1984); “Bản di chúc của cỏ lau” (1984); “Hoa trái quanh tôi” (1995); “Huế-Di tích và con người” (1995); “Ngọn núi ảo ảnh” (2000); “Trong mắt tôi” (2001); “Rượu hồng đào chưa uống đã say” (2001); “Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé” (2005); “Miền cỏ thơm” (2007); “Ai đã đặt tên cho dòng sông - Tinh tuyển bút ký hay nhất” (2010); về thơ, có “Những dấu chân qua thành phố” (1976); “Người hái phù dung” (1992).

Đa số các tác phẩm trong giai đoạn này được đăng tải trên chuyên mục Nhàn đàm của Báo Thanh Niên. Các tác phẩm của ông thời gian sau này có: “Nhàn đàm” (1997); “Người ham chơi” (1998); “Miền gái đẹp” (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001), và “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (2002).

Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007, cùng đợt với nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục