Vụ nhãn năm nay, Hưng Yên được mùa lớn nhưng người trồng nhãn không mấy vui. Điệp khúc "được mùa rớt giá" và nỗi lo đầu ra vẫn làm cho người trồng nhãn trăn trở.
Hiện các vùng nhãn Hưng Yên mới bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, nhưng tại các chợ đã tràn ngập nhãn từ các tỉnh khác đưa về ăn theo nhãn Hưng Yên, số lượng nhiều nên giá mỗi ngày một giảm.
So với năm ngoái, giá nhãn quả tươi hiện tại giảm 40%. Tại các chợ, giá nhãn dao động từ 8 nghìn đến 15 nghìn đồng/kg, nhãn để sấy long chỉ từ 3.000 đến 6.000 đồng/kg; nhãn ngon bán tại vườn từ 25.000 đến 38.000 đồng/kg.
Giá giảm và mọi nguồn tiêu thụ nhãn đều đang bế tắc. Nhãn Hưng Yên được tiêu thụ theo 3 nguồn chủ yếu là sấy long, làm quà chuyển đi tỉnh khác và bán theo đơn đặt hàng. Song cả 3 nguồn này đều có những trắc trở riêng.
Đối với nhãn long, nguồn tiêu thụ long nhãn năm nay sụt giảm do thị trường Trung Quốc ế ẩm, giá long nhãn giảm từ 200.000 đồng xuống con 110.000 đồng/kg.
Thêm vào đó, các làng nghề chế biến long nhãn đang gặp khó khăn về nguồn lao động khan hiếm; dù giá nhãn tươi rẻ nhưng chi phí cho sản phẩm long nhãn cao nên nghề làm long nhãn bị thua lỗ. Kéo theo, hơn 50% số lò sấy ở các làng nghề làm long nhãn ngừng hoạt động. Do vậy nhãn làm long bị ế thừa, trong khi loại cây này chiếm hơn 60% diện tích và sản lượng nhãn của cả tỉnh.
Còn đối với nhãn làm quà có chất lượng khá, việc tiêu thụ có phần dễ dàng hơn với giá bán gấp 3 lần nhãn long nhưng việc bảo quản để vận chuyển đi xa chưa có cách làm hữu hiệu nên nhãn Hưng Yên chưa vươn xa ra thị trường nội địa hay xuất khẩu.
Với loại nhãn ngon chất lượng cao được bán với giá gần 40.000 đồng/kg được các nhà hàng, khách sạn, siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh đến đặt hàng với số lượng lớn. Nhưng đáng tiếc, loại nhãn này lại có sản lượng không đáng kể, chỉ chiếm chưa đến 5%.
Hưng Yên hiện có 3.000 ha nhãn đang cho thu hoạch. Vụ năm nay toàn tỉnh ước thu hơn 30 nghìn tấn quả tươi, tập trung chủ yếu ở thành phố Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi.
Những năm gần đây người dân trồng nhãn đã áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào thâm canh, tăng diện tích nhãn cho năng suất, chất lượng cao như: nhãn đầu dòng, nhãn Hương chi, nhãn lồng, nhãn muộn.
Các ngành chức năng như nông nghiệp, khoa học công nghệ và các hợp tác xã nhãn lồng ở các địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn, giữ gìn thương hiệu cho loại cây đặc sản này.
Tuy nhiên việc tìm đầu ra ổn định cho quả nhãn vẫn là bài toán khó. Dù mang thương hiệu "tiến vua" nhưng sản phẩm nhãn Hưng Yên vẫn trôi nổi theo thị trường. Tuy được mùa nhưng người trồng nhãn vẫn không bội thu.
Hiện tại trên địa bàn Hưng Yên việc chế biến quả nhãn tươi và các sản phẩm từ nhãn vẫn chưa được quan tâm. Vấn đề đầu ra và hướng phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho loại cây đặc sản nổi tiếng của đất Phố Hiến vẫn còn bỏ ngỏ./.
Hiện các vùng nhãn Hưng Yên mới bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, nhưng tại các chợ đã tràn ngập nhãn từ các tỉnh khác đưa về ăn theo nhãn Hưng Yên, số lượng nhiều nên giá mỗi ngày một giảm.
So với năm ngoái, giá nhãn quả tươi hiện tại giảm 40%. Tại các chợ, giá nhãn dao động từ 8 nghìn đến 15 nghìn đồng/kg, nhãn để sấy long chỉ từ 3.000 đến 6.000 đồng/kg; nhãn ngon bán tại vườn từ 25.000 đến 38.000 đồng/kg.
Giá giảm và mọi nguồn tiêu thụ nhãn đều đang bế tắc. Nhãn Hưng Yên được tiêu thụ theo 3 nguồn chủ yếu là sấy long, làm quà chuyển đi tỉnh khác và bán theo đơn đặt hàng. Song cả 3 nguồn này đều có những trắc trở riêng.
Đối với nhãn long, nguồn tiêu thụ long nhãn năm nay sụt giảm do thị trường Trung Quốc ế ẩm, giá long nhãn giảm từ 200.000 đồng xuống con 110.000 đồng/kg.
Thêm vào đó, các làng nghề chế biến long nhãn đang gặp khó khăn về nguồn lao động khan hiếm; dù giá nhãn tươi rẻ nhưng chi phí cho sản phẩm long nhãn cao nên nghề làm long nhãn bị thua lỗ. Kéo theo, hơn 50% số lò sấy ở các làng nghề làm long nhãn ngừng hoạt động. Do vậy nhãn làm long bị ế thừa, trong khi loại cây này chiếm hơn 60% diện tích và sản lượng nhãn của cả tỉnh.
Còn đối với nhãn làm quà có chất lượng khá, việc tiêu thụ có phần dễ dàng hơn với giá bán gấp 3 lần nhãn long nhưng việc bảo quản để vận chuyển đi xa chưa có cách làm hữu hiệu nên nhãn Hưng Yên chưa vươn xa ra thị trường nội địa hay xuất khẩu.
Với loại nhãn ngon chất lượng cao được bán với giá gần 40.000 đồng/kg được các nhà hàng, khách sạn, siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh đến đặt hàng với số lượng lớn. Nhưng đáng tiếc, loại nhãn này lại có sản lượng không đáng kể, chỉ chiếm chưa đến 5%.
Hưng Yên hiện có 3.000 ha nhãn đang cho thu hoạch. Vụ năm nay toàn tỉnh ước thu hơn 30 nghìn tấn quả tươi, tập trung chủ yếu ở thành phố Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi.
Những năm gần đây người dân trồng nhãn đã áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào thâm canh, tăng diện tích nhãn cho năng suất, chất lượng cao như: nhãn đầu dòng, nhãn Hương chi, nhãn lồng, nhãn muộn.
Các ngành chức năng như nông nghiệp, khoa học công nghệ và các hợp tác xã nhãn lồng ở các địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn, giữ gìn thương hiệu cho loại cây đặc sản này.
Tuy nhiên việc tìm đầu ra ổn định cho quả nhãn vẫn là bài toán khó. Dù mang thương hiệu "tiến vua" nhưng sản phẩm nhãn Hưng Yên vẫn trôi nổi theo thị trường. Tuy được mùa nhưng người trồng nhãn vẫn không bội thu.
Hiện tại trên địa bàn Hưng Yên việc chế biến quả nhãn tươi và các sản phẩm từ nhãn vẫn chưa được quan tâm. Vấn đề đầu ra và hướng phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho loại cây đặc sản nổi tiếng của đất Phố Hiến vẫn còn bỏ ngỏ./.
Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)