Nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện vượt 33 tỷ USD sau 8 tháng

Trong 8 tháng, Việt Nam đã chi 49,2 tỷ USD để nhập khẩu từ Trung Quốc và 31 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường Hàn Quốc.
Nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện vượt 33 tỷ USD sau 8 tháng ảnh 1Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 8/2019 cả nước đã chỉ 22,8 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị...

Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Thống kê cho thấy, khu vực kinh tế trong nước nhập hàng hóa tương ứng khoảng 70,43 tỷ USD, tăng 13,9%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 96,15 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

[Việt Nam sẽ nhập 15 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng vào năm 2035]

Đáng chú ý, có 2 mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỷ USD. Cụ thể, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 33,6 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 21%. Trong khi đó, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24 tỷ USD, tăng 12,9%.

Ngoài 2 mặt hàng trên, nhiều mặt hàng khác cũng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử, nhập khẩu vải đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,8%; chất dẻo đạt 6 tỷ USD, tăng 2%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD và Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.

- Biểu đồ nhập khẩu từ các thị trường trong 8 tháng:

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.