Nhật Bản ngày càng chú trọng đầu tư vào Việt Nam

Thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt, các doanh nhân Nhật Bản đang chú trọng hơn đến Việt Nam.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga đêm 16/10, thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoàivào Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt, các doanh nhân Nhật Bản đang chú trọng hơnđến Việt Nam.

Có đến 50% trên tổng số 9,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trongchín tháng đầu năm nay là nguồn vốn từ Nhật Bản.

Hiện các công ty Nhật Bản đang thực hiện hơn 1.700 dự án ở Việt Nam. Trongsố đó có những dự án quy mô lớn như công trình xây dựng nhà máy lọc dầu NghiSơn, nhà máy sản xuất lốp Bridgestone...

Nhưng khác biệt chính trong thời gian gần đây là các dự án có vốn vừa vànhỏ của Nhật Bản cũng đã được đầu tư vào Việt Nam.

Giải thích về việc tại sao những "con hổ châu Á," cũng như các nước pháttriển phương Đông và phương Tây khác lại chọn Việt Nam làm điểm đầu tư, TrưởngBan Kinh tế của Viện Hàn lâm khoa học Nga Marina Tregubenko cho rằng so vớiTrung Quốc, lực lượng lao động ở Việt Nam rẻ hơn 2-3 lần và rất dễ đào tạo.

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn. Tăng trưởng côngnghiệp mạnh mẽ cùng việc dân số tăng nhanh đã tạo ra một thị trường lớn trongnước.

Hiện nay các nhà đầu phương Tây và phương Đông đã bắt đầu chú trọng đầu tưnâng cấp các phương tiện vận tải đường bộ, vận tải hàng không cũng như đườngbiển tại Việt Nam, thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô, chẳng hạn như hànhlang giao thông “Đông-Tây” trong khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Việt Nam đặc biệt khuyến khích sản xuất sử dụng công nghệ cao, và hiện sởhữu số lượng lớn những khu vực kinh tế đặc biệt, cung cấp ưu đãi cho việc sảnxuất các mặt hàng xuất khẩu.

Việt Nam có hệ thống pháp luật rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Sự ổnđịnh chính trị trong nước, cũng như sự trợ giúp của cộng đồng người Việt Nam từnước ngoài cũng đóng vai trò không nhỏ.

Tuy nhiên, bà Tregubenko cho rằng vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực gâytrở ngại cho việc thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, như cơsở hạ tầng yếu kém và chi phí nhà ở và thuê văn phòng cao.../.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục