Ngày 2/5, trên địa bàn Lào Cai xuất hiện nắng nóng gay gắt ở mức cao. Theo cơ quan Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ cao nhất quan trắc đo được ở một số địa phương trong tỉnh phổ biến từ 40 đến 41 độ C; Sa Pa cũng nóng đạt mức lịch sử, buổi trưa trên mức 29 độ C.
Ở vùng thấp, nhiệt độ ngoài trời từ 12 giờ trưa đến 15h đạt mức 43-45 độ C, độ ẩm giảm còn 25-30%, trời nóng như đổ lửa. Đây là mức nóng được coi là cao nhất trong vòng 55 năm (tương đương với nhiệt độ tháng 4 năm 1957).
Ở vùng núi, trời nắng rát kèm gió hanh đã đẩy mức báo động cháy rừng ở nhiều khu vực lên mức rất cao, nhiều diện tích ngô, đậu tương và cây màu khác bị táp lá héo khô.
Liên tục từ ngày 28/4 đến nay, nắng nóng khốc liệt cùng với độ ẩm xuống quá thấp kết hợp với gió Lào thổi mạnh đã đẩy nhiều cánh rừng trong tỉnh Lào Cai lên cấp báo động cháy cao, hỏa hoạn sẵn sàng bùng phát nếu mọi người bất cẩn trong việc sử dụng củi lửa.
Theo ông Lưu Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, các cánh rừng vừa qua mùa trút lá, lớp lá khô dày tạo một lớp trung gian bắt lửa rất mạnh, có nguy cơ cháy rừng cao và hậu quả khó lường.
Ông Hoàng Văn Thèn, 83 tuổi ở xã Khánh Yên, huyện Văn Bàn cho biết, ông từng chứng kiến nhiều năm nắng nóng, nhưng nắng nóng sớm và gay gắt từ đầu hè như thế này thì chỉ vài chục năm mới lặp lại, nên người dân cần đề phòng thiên tai trong năm nay.
Dự báo đợt nắng nóng này kéo dài đến hết ngày 4/5, tiếp đó sẽ còn 2 đến 3 đợt nóng trong tháng 5. Do vậy, cùng với việc chống nóng cho người dân, cây trồng và gia súc, hiện các cơ quan chức năng đang vận động nhân dân tích cực tham gia phòng cháy rừng, không để đồng bào đốt nương rẫy trong khi có gió to, không cho trẻ em đi chăn trâu đem lửa vào rừng, người lớn không nấu ăn trong rừng những ngày có nắng nóng cao điểm.
Trong khi đó, thời tiết những ngày qua tại Đà Nẵng rất nắng nóng và các bãi biển là địa điểm lý tưởng nhất để hạ nhiệt, chính vì vậy hàng chục nghìn người dân, du khách đổ xô ra biển để tránh nóng. Từ khoảng 17 giờ chiều, các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Non Nước, Xuân Thiều… luôn đông kín người.
Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết, trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay có khoảng hơn 30.000 lượt người tắm biển, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài số người đi tắm biển là dân địa phương hay đông đảo lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố thì dịp lễ này bãi biển Đà Nẵng càng trở nên đông hơn bởi hàng chục nghìn lượt du khách từ khắp nơi đến tham quan, nghỉ mát trong dịp lễ hội pháo hoa.
Để phục vụ khách tham quan du lịch trong dịp lễ hội và vào mùa hè, Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đã tiến hành dựng các bảng niêm yết công khai giá kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách trong năm 2012 tại các bãi biển du lịch trên địa bàn.
Đây là mức giá đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng thống nhất đưa ra sau khi khảo sát, lấy ý kiến góp ý của Ủy ban Nhân dân các quận ven biển, các cơ quan chức năng, các hộ kinh doanh dịch vụ và tham chiếu mức giá tại các điểm du lịch tương đồng. Nếu có tình trạng bán sai giá niêm yết đã quy định, du khách có thể gọi điện thoại vào đường dây nóng của Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các Bãi biển du lịch Đà Nẵng (0511.2218887) để phản ảnh và được xử lý kịp thời.
Trong những ngày nghỉ nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 lượng khách du lịch tham qua khu du lịch Bà Nà, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà…tăng cao hơn nhiều so với năm trước. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón gần 30.000 lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng khách nước ngoài ước khoảng gần 6.000 lượt. Khu duc lịch Bà Nà, bình quân mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát.
Lượng du khách đỗ về Đà Nẵng tăng cao trong những ngày nghĩ lễ và Lễ hội pháo hoa quốc tế cùng với việc các hộ gia đình và các nhóm bạn bè tại địa phương tổ chức những chuyến dã ngoại, đã tạo nên sự quá tải ở một số trục đường và số vụ tai nạn giao thông tăng.
Khoa khám-cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong 4 ngày nghỉ (28, 29, 30/4 và 1/5), trên địa bàn thành phố có hơn 100 ca cấp cứu do tai nạn giao thông tăng gấp 2 lần so với những ngày trước đó, trong đó có nhiều ca bị chấn thương sọ não./.
Ở vùng thấp, nhiệt độ ngoài trời từ 12 giờ trưa đến 15h đạt mức 43-45 độ C, độ ẩm giảm còn 25-30%, trời nóng như đổ lửa. Đây là mức nóng được coi là cao nhất trong vòng 55 năm (tương đương với nhiệt độ tháng 4 năm 1957).
Ở vùng núi, trời nắng rát kèm gió hanh đã đẩy mức báo động cháy rừng ở nhiều khu vực lên mức rất cao, nhiều diện tích ngô, đậu tương và cây màu khác bị táp lá héo khô.
Liên tục từ ngày 28/4 đến nay, nắng nóng khốc liệt cùng với độ ẩm xuống quá thấp kết hợp với gió Lào thổi mạnh đã đẩy nhiều cánh rừng trong tỉnh Lào Cai lên cấp báo động cháy cao, hỏa hoạn sẵn sàng bùng phát nếu mọi người bất cẩn trong việc sử dụng củi lửa.
Theo ông Lưu Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, các cánh rừng vừa qua mùa trút lá, lớp lá khô dày tạo một lớp trung gian bắt lửa rất mạnh, có nguy cơ cháy rừng cao và hậu quả khó lường.
Ông Hoàng Văn Thèn, 83 tuổi ở xã Khánh Yên, huyện Văn Bàn cho biết, ông từng chứng kiến nhiều năm nắng nóng, nhưng nắng nóng sớm và gay gắt từ đầu hè như thế này thì chỉ vài chục năm mới lặp lại, nên người dân cần đề phòng thiên tai trong năm nay.
Dự báo đợt nắng nóng này kéo dài đến hết ngày 4/5, tiếp đó sẽ còn 2 đến 3 đợt nóng trong tháng 5. Do vậy, cùng với việc chống nóng cho người dân, cây trồng và gia súc, hiện các cơ quan chức năng đang vận động nhân dân tích cực tham gia phòng cháy rừng, không để đồng bào đốt nương rẫy trong khi có gió to, không cho trẻ em đi chăn trâu đem lửa vào rừng, người lớn không nấu ăn trong rừng những ngày có nắng nóng cao điểm.
Trong khi đó, thời tiết những ngày qua tại Đà Nẵng rất nắng nóng và các bãi biển là địa điểm lý tưởng nhất để hạ nhiệt, chính vì vậy hàng chục nghìn người dân, du khách đổ xô ra biển để tránh nóng. Từ khoảng 17 giờ chiều, các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Non Nước, Xuân Thiều… luôn đông kín người.
Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết, trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay có khoảng hơn 30.000 lượt người tắm biển, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài số người đi tắm biển là dân địa phương hay đông đảo lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố thì dịp lễ này bãi biển Đà Nẵng càng trở nên đông hơn bởi hàng chục nghìn lượt du khách từ khắp nơi đến tham quan, nghỉ mát trong dịp lễ hội pháo hoa.
Để phục vụ khách tham quan du lịch trong dịp lễ hội và vào mùa hè, Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đã tiến hành dựng các bảng niêm yết công khai giá kinh doanh dịch vụ phục vụ du khách trong năm 2012 tại các bãi biển du lịch trên địa bàn.
Đây là mức giá đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng thống nhất đưa ra sau khi khảo sát, lấy ý kiến góp ý của Ủy ban Nhân dân các quận ven biển, các cơ quan chức năng, các hộ kinh doanh dịch vụ và tham chiếu mức giá tại các điểm du lịch tương đồng. Nếu có tình trạng bán sai giá niêm yết đã quy định, du khách có thể gọi điện thoại vào đường dây nóng của Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các Bãi biển du lịch Đà Nẵng (0511.2218887) để phản ảnh và được xử lý kịp thời.
Trong những ngày nghỉ nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 lượng khách du lịch tham qua khu du lịch Bà Nà, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà…tăng cao hơn nhiều so với năm trước. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã đón gần 30.000 lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng khách nước ngoài ước khoảng gần 6.000 lượt. Khu duc lịch Bà Nà, bình quân mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát.
Lượng du khách đỗ về Đà Nẵng tăng cao trong những ngày nghĩ lễ và Lễ hội pháo hoa quốc tế cùng với việc các hộ gia đình và các nhóm bạn bè tại địa phương tổ chức những chuyến dã ngoại, đã tạo nên sự quá tải ở một số trục đường và số vụ tai nạn giao thông tăng.
Khoa khám-cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong 4 ngày nghỉ (28, 29, 30/4 và 1/5), trên địa bàn thành phố có hơn 100 ca cấp cứu do tai nạn giao thông tăng gấp 2 lần so với những ngày trước đó, trong đó có nhiều ca bị chấn thương sọ não./.
(TTXVN)