Nhìn lại một năm “chật vật” trong dịch bệnh của kinh tế thế giới

Nhìn lại một năm 'chật vật' trong dịch bệnh của kinh tế thế giới

Năm 2020, dưới sự hoành hành của dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu nhận cú sốc chưa từng có, sau nhiều quý ứng phó và điều chỉnh, hiện nay tình hình đã xuất hiện một số dấu hiệu phục hồi nhất định.
Nhìn lại một năm 'chật vật' trong dịch bệnh của kinh tế thế giới ảnh 1Cảnh vắng vẻ tại Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga khi chính quyền thành phố áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ngày 1/4/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Thời báo tham khảo kinh tế, dù nhìn ở góc độ nào thì năm 2020 cũng là một năm đặc biệt. Dường như không có một quốc gia nào có thể thoát khỏi tác động đột ngột của đại dịch COVID-19.

Mặc dù các nhà kinh tế vẫn chưa gọi cú sốc kinh tế này là “khủng hoảng kinh tế,” nhưng các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn so với thời kỳ khủng hoảng kinh tế mới có thể giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính.

Trong số gần 80 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu, số ca nhiễm mới mỗi ngày lên đến con số hàng trăm nghìn, kinh tế thế giới vẫn cần thêm thời gian mới có thể thoát khỏi hố sâu suy thoái để phục hồi trở lại.

Năm 2020, dưới sự hoành hành của dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu nhận cú sốc chưa từng có, sau nhiều quý ứng phó và điều chỉnh, hiện nay tình hình đã xuất hiện một số dấu hiệu phục hồi nhất định.

Thời gian tới, việc các nước làm thế nào để ổn định tỷ lệ đòn bẩy, giảm thiểu sự biến động của thị trường, quay trở lại quỹ đạo toàn cầu hóa trở thành chìa khóa để mở ra con đường phục hồi.

Kinh tế toàn cầu bị kìm hãm

Vào thời điểm cuối năm, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, nhiều nước đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch khiến cho các hoạt động kinh tế như sản xuất, tiêu dùng, đầu tư… đều rơi xuống mức thấp. Triển vọng phục hồi kinh tế của các nước rất khó lạc quan.

[Triển vọng kinh tế, tài chính và tiền tệ thế giới trong năm 2021]

Hiện nay, ngành sản xuất của châu Âu đã phục hồi nhẹ, nhưng tình hình của ngành dịch vụ không mấy sáng sủa, có lẽ dưới tác động của dịch bệnh thì tình trạng “đóng băng” này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Làn sóng đóng cửa của ngành bán lẻ đang lan rộng trên quy mô lớn, thất nghiệp tập thể tăng nhanh, tất cả đều kéo sụt bước đi phục hồi trong thời kỳ hậu dịch bệnh.

Theo thống kê thị trường toàn cầu của S&P, tính đến giữa tháng 11/2020, lĩnh vực bán lẻ của Mỹ có 49 doanh nghiệp phá sản, trong đó bao gồm nhiều nhà bán lẻ có tên tuổi, ghi nhận đây là đợt phá sản có số lượng nhiều nhất kể từ khủng hoảng tài chính đến nay.

Số liệu thống kê trong một báo cáo được Coresight Research công bố vào tháng 12 cho thấy từ đầu năm đến nay tổng cộng đã có 8.401 cửa hàng đóng cửa.

Mặc dù công tác tiêm chủng vắcxin đang được triển khai, nhưng các chuyên gia và nhà phân tích cho rằng trước khi tình hình chuyển biến tích cực, số lượng doanh nghiệp bán lẻ phá sản có lẽ sẽ nhiều hơn.

Tình hình ở châu Âu cũng tương tự. Theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (IFO), thiệt hại về giá trị gia tăng do một bộ phận ngành bán lẻ nước này đóng cửa gây nên sẽ lên đến 1,15 tỷ euro (1,4 tỷ USD) trong quý 4/2020, và sẽ khoảng 550 triệu euro (670 triệu USD) vào quý 1/2021.

Điều này làm cho biên độ sụt giảm GDP quý 4 nới rộng 0,15 điểm phần trăm. Đồng thời, IFO cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 của Đức sẽ tăng lên 5,9% từ mức 5% trong năm 2019.

Thương mại toàn cầu cũng rơi xuống ngưỡng đóng băng. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 5,6% so với năm 2019, là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009, nhưng tốt hơn mức suy giảm 9% của dự báo đưa ra trước đó mấy tuần.

Trong khi đó, mức độ sụt giảm của thương mại dịch vụ được dự đoán lớn hơn khi giảm đến 15,4% so với năm 2019, trở thành mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1990.

Các tổ chức quốc tế mà đứng đầu là Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) dự báo, dưới tác động của dịch bệnh, năm 2020 kinh tế thế giới sẽ suy giảm trên 4%.

Cùng với tiến triển sáng sủa của việc nghiên cứu và điều chế vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2, năm 2021 kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi tăng trưởng tương đối mạnh ở mức 5,2%.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng sự bật tăng nói trên phần nhiều dựa vào hiệu ứng cơ sở thấp sau đợt suy thoái sâu của kinh tế thế giới trong năm 2020, muốn thực hiện phục hồi kinh tế bền vững cần phải mất thời gian nhiều hơn.

Từ đầu năm đến nay, nhiều nền kinh tế đã thông qua chính sách kích thích để bơm mạnh thanh khoản vào thị trường, do dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều, nên tăng cường kích thích tài khóa sẽ trở thành lựa chọn của các nước cho giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù ở mức độ nhất định nào đó chính sách kích thích quy mô lớn đã giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đối với kinh tế, nhưng lại khiến cho thâm hụt ngân sách của nhiều nước tăng vọt, bong bóng giá tài sản ập tới, ngay cả khi vắcxin có thể giúp khống chế được dịch bệnh trong năm 2021, thì kinh tế toàn cầu cũng sẽ chật vật trong việc phục hồi dưới mô hình nợ cao.

Trong bối cảnh đó, làm thế nào để giải tỏa sức ép chi phí sản xuất và sinh hoạt và làm thế nào để vận hành lành mạnh nền kinh tế thực đang trở thành tiêu điểm của các nước.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến nay trên toàn thế giới đã có hơn 50 ngân hàng trung ương hạ lãi suất hoặc nhiều lần hạ lãi suất, trên 60% các nền kinh tế trên toàn cầu có mức lãi suất chưa đến 1%, một số khu vực và quốc gia áp dụng chính sách lãi suất âm.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), ước tính đến cuối năm nay quy mô nợ toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục 277.000 tỷ USD. Trong đó, các nước phát triển chiếm gần 1/2 mức tăng mới, tỷ lệ tổng nợ/GDP của các nước phát triển đã tăng mạnh lên mức 432% trong quý 3/2020.

Thanh khoản tăng với quy mô lớn khó tránh khỏi việc kích hoạt bong bóng tài sản trên thị trường, để lại những rủi ro tiềm ẩn trong việc vận hành ổn định nền kinh tế thực.

Từ tình hình giá các mặt hàng chiến lược tăng “chóng mặt” trong 6 tháng cuối năm có thể thấy giá đồng đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua, quặng sắt trở thành một trong những tài sản có biểu hiện tốt nhất năm 2020, tăng lên đỉnh của 9 năm.

Các nguyên vật liệu khác như nhôm và kẽm… cũng đã tăng khoảng 15% từ cuối tháng Chín, từ giữa tháng Năm đến nay đã tăng 40%, thậm chí nhiều hơn.

Dưới sự thúc đẩy liên tục về thanh khoản của các nước, thị trường chứng khoán Mỹ cũng nhiều lần đạt mức cao mới trong 6 tháng cuối năm, nhưng do số người nhiễm virus SARS-CoV-2 liên tục tăng mạnh, phạm vi phong tỏa không ngừng mở rộng đã khiến mọi người nghi ngờ đối với triển vọng thị trường.

Ngoài ra, thanh khoản dư thừa còn kích thích vốn đầu tư chảy vào thị trường tiền kỹ thuật số, thúc đẩy các đồng tiền kỹ thuật số tạo nên mức cao mới, mà tiêu biểu là đồng Bitcoin.

Trong bối cảnh thế giới bị dịch bệnh tấn công, chủ nghĩa bảo hộ ở một bộ phận các nước và khu vực trỗi dậy.

Trong thời gian tới làm thế nào để đảm bảo sự phục hồi và thông suốt của dòng chảy vốn, công nghệ, hàng hóa, sản xuất, nhân lực là nền tảng để đảm bảo toàn cầu hóa đi đúng hướng, đồng thời cũng là điều kiện quan trọng của phục hồi kinh tế toàn cầu.

Kể khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, trao đổi thương mại, đi lại xuyên biên giới bị gián đoạn, các hội nghị quốc tế lần lượt phải dời lịch hoặc tạm ngưng đã ảnh hưởng đến cơ hội giao lưu và hợp tác của mọi người ở các khu vực khác nhau.

Bên cạnh đó, đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến chi phí thương mại, tranh chấp leo thang trên lĩnh vực số giữa Mỹ và EU cũng đều tác động đến sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ số kết nối toàn cầu (GCI) năm 2020 do DHL và Viện kinh doanh Leonard N. Stern của Đại học New York phối hợp công bố gần đây cho thấy dù dịch bệnh đã tạm thời làm thay đổi phương thức kết nối giữa các nước, nhưng toàn cầu hóa không sụp đổ, hiện nay cần phải giải quyết một số rủi ro của cái gọi là làn sóng đảo ngược toàn cầu hóa để đón nhận mô hình phát triển mới của toàn cầu hóa.

Dòng chảy dữ liệu quốc tế thậm chí hưởng lợi lớn trong điều kiện dịch bệnh, bởi vì sự trao đổi giữa con người và giao lưu xuyên biên giới đã chuyển sang kỹ thuật số.

Giới kinh doanh cho rằng lực thúc đẩy chính của số hóa toàn cầu trong năm 2020 là sự gia tăng mạnh về lưu lượng sử dụng của dữ liệu mạng, điện thoại, hội nghị trực tuyến và thương mại điện tử.

Các nước hợp tác để ứng phó với dịch COVID-19 cần chú trọng chủ nghĩa đa phương thời kỳ hậu dịch bệnh, hợp lực thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển, thúc đẩy kinh tế thế giới nhanh chóng phục hồi đã trở thành nhận thức chung.

Ngày 24/11, sau hội nghị đối thoại bàn tròn “1+6” lần thứ 5 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã phát biểu nhấn mạnh “muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây nên, không có biện pháp nào khác ngoài hợp tác.”

Đồng thời, bà Georgieva cho rằng lãnh đạo các nước trên thế giới nên tăng cường hợp tác trong việc ứng phó với các vấn đề như nợ, thương mại và biến đổi khí hậu…

Bà kêu gọi các bên hợp tác để giải quyết vấn đề căng thẳng thương mại, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống thương mại quốc tế, để cho thương mại trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế.

Bà nhấn mạnh các bên nên khởi động lại việc cải tổ thương mại đa phương của WTO, tăng cường hệ thống thương mại lấy quy tắc làm nền tảng, bao gồm thúc đẩy hệ thống này thích ứng với thời đại số.

Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, thiếu động lực phục hồi

Dưới tác động của dịch bệnh, nền kinh tế Mỹ cũng đã rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mức độ ảnh hưởng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008.

Cùng với kỳ vọng tiêm chủng vắcxin rộng rãi được thắp sáng và việc “cởi trói” các biện pháp hạn chế kinh tế, nền kinh tế Mỹ có triển vọng bước ra khỏi mây mù trong năm 2020, nhưng các nhân tố không xác định như dịch bệnh xảy ra đột ngột… tiếp tục ảnh hưởng đến bước đi phục hồi ổn định của nền kinh tế Mỹ.

Nhìn lại một năm 'chật vật' trong dịch bệnh của kinh tế thế giới ảnh 2Quang cảnh bên ngoài Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Dịch COVID-19 khiến cho GDP quý 2/2020 của Mỹ giảm đến 31,4% (tính theo năm), trở thành mức giảm tính theo quý lớn nhất kể từ khi có số liệu thống kê.

Mặc dù GDP thực tế quý 3/2020 của Mỹ tăng 33,1%, nhưng vẫn thấp hơn mức trước khi dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát trở lại trong thời gian gần đây đã làm suy yếu động lực phục hồi kinh tế của Mỹ.

Tháng Ba năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) tổng trị giá 2.200 tỷ USD, trở thành đạo luật chi ngân sách có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Mỹ.

Vào tháng Tư, Thượng viện Mỹ lại thông qua một dự luật kích thích bổ sung trị giá 484 tỷ USD.

Ngày 20/12, Quốc hội Mỹ đã đạt được thống nhất về một phương án cứu trợ kinh tế trị giá 900 tỷ USD để ứng phó với tình hình dịch bệnh vẫn đang hoành hành.

Để ứng phó với sự tấn công của dịch bệnh, ngay trong tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đi đầu, liên tục hạ lãi suất hai lần, đưa lãi suất cơ bản xuống mức siêu thấp 0-0,25%, tốc độ và mức độ hạ lãi suất đều vượt quá kỳ vọng của thị trường.

Tiếp đó, Fed đã khởi động chính sách nới lỏng định lượng không giới hạn, đồng thời khởi động lại công cụ tiền tệ dưới thời khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn để bơm thanh khoản mạnh vào thị trường.

Ngày 16/12, Fed công bố báo cáo dự báo triển vọng kinh tế mới nhất, dự báo kinh tế sẽ suy giảm 2,4% trong năm 2020, tăng 1,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9/2020.

Bên cạnh đó, Fed dự báo kinh tế Mỹ có triển vọng tăng trưởng 4,2% trong năm 2021, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước.

Ngoài ra, Fed còn nhận định tỷ lệ thất nghiệp năm nay của Mỹ sẽ ở mức 6,7%. Về giá cả, dự báo lạm phát năm nay của Mỹ chỉ ở mức khoảng 1,2%, vẫn thấp hơn mục tiêu lạm phát 2% mà Fed đề ra.

Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 17/12, tuần kết thúc vào ngày 12/12/2020, lần đầu tiên số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng lên 885.000 người, cho thấy sự phục hồi của thị trường việc làm Mỹ đang chậm lại trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát.

Từ đầu tháng 11 đến nay, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của Mỹ không ngừng tăng mạnh, chính quyền một số bang và địa phương đã công bố lại “lệnh hạn chế đi lại” hoặc áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh tế, dẫn đến tình trạng không ít doanh nghiệp đóng cửa trở lại, số người thất nghiệp tăng mạnh.

Bên cạnh đó, dịch bệnh còn làm tăng tốc sự phá sản của các doanh nghiệp bán lẻ và càng nhiều người đối diện với tình trạng thất nghiệp hơn.

“Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” do IMF công bố vào ngày 13/10 dự báo năm nay các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 5,8%, trong đó kinh tế Mỹ giảm 4,3%.

Các chuyên gia kinh tế của JPMorgan Chase đã nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây: “Tình hình kinh tế 'lạnh lẽo' sẽ rất khắc nghiệt, chúng tôi cho rằng quý I/2021 kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào suy thoái.”

Theo dự báo mới nhất, GDP quý 4/2020 của Mỹ sẽ tăng 2,8%, GDP quý I/2021 sẽ giảm 1% so với mức tăng 1,5% được dự báo trước đó, và GDP quý 2 và quý 3/2021 sẽ lần lượt tăng 4,5% và 6,5%.

Các chuyên gia kinh tế của JPMorgan Chase cho rằng tình hình dịch bệnh năm nay và năm sau là yếu tố cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục