Tờ Thời báo Tài chính của Mỹ ngày 9/6 đã đăng bài viết của Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley tại châu Á Stephen Roach, nêu rõ châu Á đã rất thành công vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm 2008 và 2009, đồng thời rút ra ba bài học từ sự phục hồi này.
Ông Roach cho rằng trước hết châu Á đã tự rút ra được những kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại châu lục này hồi năm 1997-1998.
Nguyên nhân khiến châu Á rơi vào cuộc khủng hoảng này là do sự thay đổi của dòng vốn quốc tế, thiếu dự trữ ngoại tệ trong khi lại quá lệ thuộc vào các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Vì vậy, khi các dòng tiền nóng bắt đầu tháo chạy, châu Á đã không kịp trở tay.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008-2009 lại do sự thay đổi từ nhu cầu bên ngoài. Khối lượng thương mại toàn cầu trong năm 2009 giảm sâu tới 11,8% đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nước trong khu vực.
Song, rút kinh nghiệm từ bài học khủng hoảng trước, dự trữ ngoại tệ của châu Á đã tăng từ mức 1.000 tỷ USD trong năm 1998 lên gần 5.000 tỷ USD trong năm 2009, bảo vệ khu vực này trước sự thay đổi tài chính đột ngột sau khi "cây đại thụ" của hệ thống ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản.
Kế đó là yếu tố Trung Quốc - tâm điểm mới của châu Á, đã trở thành một trong những lực lượng kinh tế thống trị của khu vực trong 10 năm qua, buộc các nền kinh tế xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc phải định hướng lại thị trường xuất khẩu của mình.
Trước đây, nếu thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước này là Mỹ thì vị trí này hiện đã thuộc về Trung Quốc. Điều này đã đẩy châu Á vào vị thế bị hạn chế, ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc nhằm duy trì đà tăng trưởng và thịnh vượng.
Tuy vậy, bài báo cũng nhấn mạnh không được phép đánh giá thấp những thách thức của Trung Quốc như bong bóng bất động sản, tín dụng và áp lực liên quan đến vấn đề lao động.
Cuối cùng, Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley cho rằng châu Á nhất thiết không được ảo tưởng rằng mình đã đối phó tốt với cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và gắn kết, những khó khăn sẽ luôn biến đổi khôn lường, cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 2008-2009 rất khác với cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 1997-1998. Vì vậy, châu Á cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng khác chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai./.
Ông Roach cho rằng trước hết châu Á đã tự rút ra được những kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại châu lục này hồi năm 1997-1998.
Nguyên nhân khiến châu Á rơi vào cuộc khủng hoảng này là do sự thay đổi của dòng vốn quốc tế, thiếu dự trữ ngoại tệ trong khi lại quá lệ thuộc vào các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Vì vậy, khi các dòng tiền nóng bắt đầu tháo chạy, châu Á đã không kịp trở tay.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008-2009 lại do sự thay đổi từ nhu cầu bên ngoài. Khối lượng thương mại toàn cầu trong năm 2009 giảm sâu tới 11,8% đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nước trong khu vực.
Song, rút kinh nghiệm từ bài học khủng hoảng trước, dự trữ ngoại tệ của châu Á đã tăng từ mức 1.000 tỷ USD trong năm 1998 lên gần 5.000 tỷ USD trong năm 2009, bảo vệ khu vực này trước sự thay đổi tài chính đột ngột sau khi "cây đại thụ" của hệ thống ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản.
Kế đó là yếu tố Trung Quốc - tâm điểm mới của châu Á, đã trở thành một trong những lực lượng kinh tế thống trị của khu vực trong 10 năm qua, buộc các nền kinh tế xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc phải định hướng lại thị trường xuất khẩu của mình.
Trước đây, nếu thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước này là Mỹ thì vị trí này hiện đã thuộc về Trung Quốc. Điều này đã đẩy châu Á vào vị thế bị hạn chế, ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc nhằm duy trì đà tăng trưởng và thịnh vượng.
Tuy vậy, bài báo cũng nhấn mạnh không được phép đánh giá thấp những thách thức của Trung Quốc như bong bóng bất động sản, tín dụng và áp lực liên quan đến vấn đề lao động.
Cuối cùng, Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley cho rằng châu Á nhất thiết không được ảo tưởng rằng mình đã đối phó tốt với cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và gắn kết, những khó khăn sẽ luôn biến đổi khôn lường, cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 2008-2009 rất khác với cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 1997-1998. Vì vậy, châu Á cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng khác chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai./.
(TTXVN/Vietnam+)