Những khó khăn trong việc sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại Nhật Bản

Thuốc điều trị COVID-19 sẽ là một vũ khí lợi hại nếu tất cả những người có triệu trứng bệnh nhẹ đều có thể bình phục mà không trở nặng. Tuy nhiên, hiệu quả “vạn năng” như vậy thực sự có tồn tại?
Trong ảnh: Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 8/8/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong ảnh: Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 8/8/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo Mainichi của Nhật Bản, để đối phó với sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn quốc, chính phủ Nhật Bản đã mở rộng khu vực ban bố tình trạng khẩn cấp, cũng như các khu vực áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng ngừa, song dịch COVID-19 tại nước này không được kiểm soát mà còn có xu hướng tăng lên, khiến chính phủ rơi vào tình trạng “bế tắc.”

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đặt kỳ vọng cao vào việc tiêm chủng vaccine và thuốc điều trị COVID-19 sẽ mang lại hiệu quả đột phá trong việc phòng chống dịch tại nước này.

Phát biểu trong buổi họp báo ngày 30/7, Thủ tướng Suga đã thể hiện sự kỳ vọng vào biện pháp điều trị COVID-19 mới với tên gọi “liệu pháp kháng thể trung hòa.”

Ông nói: “Tiêm chủng vaccine, cùng với liệu pháp điều trị mới có tính hiệu quả sẽ ngăn ngừa tình trạng bệnh nhân trở nặng và làm giảm gánh nặng cho các bệnh viện. Chính phủ sẽ tích cực ứng dụng (vaccine và thuốc điều trị mới) để bảo vệ tính mạng cho người dân.” Tuy nhiên, cũng giống như vaccine, thuốc điều trị COVID-19 mới cũng trong tình trạng khan hiếm nguồn cung trên phạm vi toàn thế giới và vấn đề phát sinh là làm sao đảm bảo cung cấp đủ cho những người cần sử dụng.”

Liệu pháp kháng thể trung hòa đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản chấp thuận trong tháng 7/2021. Phương pháp điều trị này do công ty dược của Mỹ phát triển và tại Nhật Bản, công ty dược Chugai chịu trách nhiệm phân phối.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng tại nước ngoài đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, vừa và có nguy cơ biến chứng nặng, liệu pháp kháng thể trung hòa giảm tới 70% nguy cơ nhập viện và tử vong.

Trong bối cảnh nhu cầu thuốc điều trị COVID-19 trên thế giới tăng cao, tháng 5/2021, chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng cung ứng với công ty dược Chugai.

Theo một nguồn tin liên quan đến chính phủ Nhật Bản, đến nay mới chỉ có khoảng 70.000 liều được sử dụng trong số 200.000 liều Chugai cam kết cung ứng trong năm 2021 cho chính phủ Nhật Bản theo nội dung hợp đồng.

[Nhật Bản cho phép bệnh nhân nhẹ sử dụng Ronapreve tự điều trị tại nhàư

Thuốc điều trị COVID-19 sẽ được cung ứng miễn phí cho các cơ sở y tế. Thủ tướng Suga cũng cho biết đến thời điểm hiện tại có tới hơn 2.000 cơ sở y tế trên toàn Nhật Bản đăng ký tiếp nhận thuốc này.

Thuốc điều trị COVID-19 sẽ là một vũ khí lợi hại nếu tất cả những người có triệu trứng bệnh nhẹ đều có thể bình phục mà không trở nặng. Tuy nhiên, hiệu quả “vạn năng” như vậy thực sự có tồn tại?

Liệu pháp kháng thể trung hòa được Nhật Bản cấp phép sử dụng cho những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ, trung bình và có nguy cơ biến chứng nặng như: có bệnh lý nền, béo phì, người trên 50 tuổi…

Mặc dù vậy, do nguồn cung có hạn nên hiện nay liệu pháp này chỉ giới hạn đối với những bệnh nhân COVID-19 nhập viện và không áp dụng với những bệnh nhân điều trị tại nhà hoặc nơi lưu trú chỉ định.

Hiện nay, dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh tại các khu vực như thủ đô Tokyo, dẫn đến tình trạng quá tải giường bệnh, số bệnh nhân không thể nhập viện ngày càng tăng lên.

Việc ưu tiên nhập viện cho các trường hợp có triệu chứng nặng - như cần thở bằng oxy - sẽ khiến những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình bỏ lỡ cơ hội điều trị bằng phương pháp mới ở giai đoạn đầu.

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Nhật Bản cũng lên tiếng chỉ trích rằng “Sẽ không giải quyết được vấn đề nếu để xảy ra tình trạng các bệnh nhân cần sử dụng liệu pháp điều trị mới song lại không thể nhập viện.”

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đang tiến hành thảo luận sau khi có nhiều ý kiến đề nghị áp dụng liệu pháp điều trị COVID-19 mới cho cả những trường hợp khác, ngoài những người nhập viện.

Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm thứ phát khi các bệnh nhân COVID-19 đến viện và trong quá trình theo dõi sau khi truyền thuốc là những yếu tố gây quan ngại, khiến bộ này chưa thể mở rộng thêm đối tượng áp dụng ở thời điểm hiện tại.

Ở khía cạnh khác, công tác tiêm chủng cũng bắt đầu thể hiện hiệu quả ngăn chặn biến chứng nặng và tử vong, sau khi hơn 70% số người trên 65 tuổi hoàn thành tiêm chủng mũi 2 vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng với nhóm đối tượng trong độ tuổi 40-50 tuổi - vốn chiếm phần lớn số bệnh nhân biến chứng nặng - vẫn chưa có đột phá. Một trong những lý do của vấn đề này là nguồn cung khan hiếm hơn so với trước và nhiều trường hợp cho biết họ không thể đặt lịch tiêm chủng dù rất muốn tiêm vaccine.

Ngày 30/7, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa vaccine AstraZeneca vào danh mục tiêm chủng tạm thời. Thủ tướng Suga cũng cho biết thời điểm hiện tại có thể đảm bảo 2 triệu liều và nhanh chóng cung cấp cho chính quyền địa phương có nhu cầu.

Tuy nhiên, báo cáo ở nước ngoài cho thấy tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine AstraZeneca là gây ra hiện tượng huyết khối. Do đó, triển vọng để có thể đẩy nhanh tiêm chủng loại vaccine này ở Nhật Bản là rất khó khăn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục