Bão lũ đã đi qua nhưng người dân miền Trung đang phải gồng mình để khắc phục hậu quả. Trên các diễn đàn, các mạng xã hội, các bạn trẻ không chỉ thể hiện sự xót xa đối với miền Trung qua lời nói mà họ đang thực hiện bằng hành động, bằng những chương trình quyên góp ủng hộ cho khúc ruột miền Trung.
Ồ ạt quyên góp cho miền Trung
Khi gõ cụm từ miền Trung trên công cụ tìm kiếm của mạng xã hội Facebook hay trên Google đều không khó để tìm thấy thông tin về những nhóm tình nguyện đang quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung như: “Đóng góp cứu trợ miền Trung,” “Thương lắm khúc ruột miền Trung,” “Thương về miền Trung,” “Đi qua mùa lũ”...
Đi vào vùng lũ mới thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của người dân luôn sống ở nơi đây. Trên đường trở về sau chương trình, không khỏi đau xót khi nhìn những nóc nhà ngập trong lũ, những biển nước tại Hà Tĩnh, và Nghệ An. Các bạn trẻ lại tổ chức những chương trình ủng hộ miền Trung thứ hai, thứ ba.
Sau chương trình “Thương về miền Trung 1, 2” mang 6 tấn hàng cứu trợ đến với bà con huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, nhóm tình nguyện Ngàn hạc giấy đang tiếp tục thực hiện chương trình “Thương về miền Trung 3” quyên góp ủng hộ cho tỉnh Hà Tĩnh.
Trở về từ vùng lũ
Mỗi chuyến đi đến với đồng bào vùng lũ, trong mưa gió, khó khăn, tình cảm con người lại càng thắm thiết, nồng ấm. Những bạn trẻ trờ về từ vùng lũ không chỉ cảm thấy sự xót xa về sự tàn phá ác liệt của bão lũ mà còn có được những bài học về tình người trong gian khó.
Nhóm tình nguyện Ngàn hạc giấy về xã Cao Quảng (Quảng Bình) đúng lúc đợt lũ thứ hai đang lên cao. Đường vào Cao Quảng rất khó đi vì thế lãnh đạo xã phải liên hệ thuyền, xe tải để giúp đoàn đưa hàng vào.
Bạn Ngân, một thành viên trong nhóm Ngàn hạc giấy kể: “Mang theo 3 tấn hàng nhưng chỉ tận tay trao được cho 10 hộ đại diện do đi lại quá khó khăn, xã đã hết sức giúp đỡ nhưng bọn mình không thể đi xa hơn để trao quà. Những lúc như thế mình mới cảm nhận được tình cảm mọi người dành cho nhau thật nồng ấm, ai ai cũng cố gắng hết sức, vượt gió mưa để đem hàng cứu trợ đến với những người dân đang gồng mình chống chọi với lũ."
Điều đem lại nhiều cảm xúc nhất cho Ngân trong lần trao đồ ủng hộ đến với bà con miền Trung có lẽ là sự khó khăn vất vả, thiếu thốn cùa đồng bào mình trong cơn lũ.
“Nghe người dân kể lại mà mình bàng hoàng tự hỏi liệu mình có sống nổi không nếu phải ngồi trên nóc nhà, nhịn đói, ăn mì sống, gạo sống và gia tài trong nhà bị dòng lũ cuốn trôi hết,” Ngân ngậm ngùi nói.
Một cây làm chẳng nên non
Chung một mục đích là giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả, các nhóm tình nguyện đã liên kết với nhau để thực hiện các chương trình với mong muốn đem được thật nhiều hàng hóa cứu trợ đến tận tay đồng bào miền Trung.
Trên mạng xã hội Facebook, nhóm “Đóng góp cứu trợ miền Trung” sau khi trở về đã chia sẻ những kinh nghiệm chuẩn bị hàng hóa, lưu ý khi phát hàng cứu cho các nhóm tình nguyện khác: “Khi phát hàng nên gọi danh sách theo từng thôn và có sự giám sát và xác nhận của trưởng thôn, tránh tình trạng nhận thay, nhận hộ (trừ các trường hợp đặc biệt). Làm như vậy sẽ hạn chế việc một nhà được nhiều suất quà trong khi nhà khác thì không có.”
Nhận thấy mỗi nhóm tự quyên góp ủng hộ thì số lượng đồ quyên góp không được nhiều, bạn Lê Đức Long, Chủ tịch Câu lạc bộ Tình Nguyện trẻ đã liên kết với Dự án Vicongdong.vn, Nhóm Mùa đông ấm, nhóm Tình nguyện Thăng Long và diễn đàn Quảng Bình online để tổ chức cuộc hành trình “ Đi qua mùa lũ.”
Kết quả là các nhóm đã kêu gọi quyên góp được gầm 100 triệu đồng để mua 183 bộ SGK cấp 1, 2800 quyển vở, 1830 bút bi, 915 bút chì,183 thước kẻ cho các em học sinh đồng thời cũng đã tiến hành mua màn, nước mắm,bàn chải, kem đánh răng, bột canh và 2,5 tấn gạo cho 257 hộ gia đình ở xã Cừ Nẫm thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
“Không phải nhóm tình nguyện nào muốn là cũng có thể thực hiện một chuyến cứu trợ đi miền Trung. Khi xin được nhiều tiền tài trợ thì có thể lại thiếu nhân lực để thực hiện vận chuyển, phân loại hàng hoặc có nhóm thì số lượng hàng quyên góp không đủ nhiều để thực hiện một chuyến đi. Vì thế việc liên kết các nhóm lại theo mình là rất cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là có thật nhiều đồ mang đến cho đồng bào,” Long chia sẻ./.
Ồ ạt quyên góp cho miền Trung
Khi gõ cụm từ miền Trung trên công cụ tìm kiếm của mạng xã hội Facebook hay trên Google đều không khó để tìm thấy thông tin về những nhóm tình nguyện đang quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung như: “Đóng góp cứu trợ miền Trung,” “Thương lắm khúc ruột miền Trung,” “Thương về miền Trung,” “Đi qua mùa lũ”...
Đi vào vùng lũ mới thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của người dân luôn sống ở nơi đây. Trên đường trở về sau chương trình, không khỏi đau xót khi nhìn những nóc nhà ngập trong lũ, những biển nước tại Hà Tĩnh, và Nghệ An. Các bạn trẻ lại tổ chức những chương trình ủng hộ miền Trung thứ hai, thứ ba.
Sau chương trình “Thương về miền Trung 1, 2” mang 6 tấn hàng cứu trợ đến với bà con huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, nhóm tình nguyện Ngàn hạc giấy đang tiếp tục thực hiện chương trình “Thương về miền Trung 3” quyên góp ủng hộ cho tỉnh Hà Tĩnh.
Trở về từ vùng lũ
Mỗi chuyến đi đến với đồng bào vùng lũ, trong mưa gió, khó khăn, tình cảm con người lại càng thắm thiết, nồng ấm. Những bạn trẻ trờ về từ vùng lũ không chỉ cảm thấy sự xót xa về sự tàn phá ác liệt của bão lũ mà còn có được những bài học về tình người trong gian khó.
Nhóm tình nguyện Ngàn hạc giấy về xã Cao Quảng (Quảng Bình) đúng lúc đợt lũ thứ hai đang lên cao. Đường vào Cao Quảng rất khó đi vì thế lãnh đạo xã phải liên hệ thuyền, xe tải để giúp đoàn đưa hàng vào.
Bạn Ngân, một thành viên trong nhóm Ngàn hạc giấy kể: “Mang theo 3 tấn hàng nhưng chỉ tận tay trao được cho 10 hộ đại diện do đi lại quá khó khăn, xã đã hết sức giúp đỡ nhưng bọn mình không thể đi xa hơn để trao quà. Những lúc như thế mình mới cảm nhận được tình cảm mọi người dành cho nhau thật nồng ấm, ai ai cũng cố gắng hết sức, vượt gió mưa để đem hàng cứu trợ đến với những người dân đang gồng mình chống chọi với lũ."
Điều đem lại nhiều cảm xúc nhất cho Ngân trong lần trao đồ ủng hộ đến với bà con miền Trung có lẽ là sự khó khăn vất vả, thiếu thốn cùa đồng bào mình trong cơn lũ.
“Nghe người dân kể lại mà mình bàng hoàng tự hỏi liệu mình có sống nổi không nếu phải ngồi trên nóc nhà, nhịn đói, ăn mì sống, gạo sống và gia tài trong nhà bị dòng lũ cuốn trôi hết,” Ngân ngậm ngùi nói.
Một cây làm chẳng nên non
Chung một mục đích là giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả, các nhóm tình nguyện đã liên kết với nhau để thực hiện các chương trình với mong muốn đem được thật nhiều hàng hóa cứu trợ đến tận tay đồng bào miền Trung.
Trên mạng xã hội Facebook, nhóm “Đóng góp cứu trợ miền Trung” sau khi trở về đã chia sẻ những kinh nghiệm chuẩn bị hàng hóa, lưu ý khi phát hàng cứu cho các nhóm tình nguyện khác: “Khi phát hàng nên gọi danh sách theo từng thôn và có sự giám sát và xác nhận của trưởng thôn, tránh tình trạng nhận thay, nhận hộ (trừ các trường hợp đặc biệt). Làm như vậy sẽ hạn chế việc một nhà được nhiều suất quà trong khi nhà khác thì không có.”
Nhận thấy mỗi nhóm tự quyên góp ủng hộ thì số lượng đồ quyên góp không được nhiều, bạn Lê Đức Long, Chủ tịch Câu lạc bộ Tình Nguyện trẻ đã liên kết với Dự án Vicongdong.vn, Nhóm Mùa đông ấm, nhóm Tình nguyện Thăng Long và diễn đàn Quảng Bình online để tổ chức cuộc hành trình “ Đi qua mùa lũ.”
Kết quả là các nhóm đã kêu gọi quyên góp được gầm 100 triệu đồng để mua 183 bộ SGK cấp 1, 2800 quyển vở, 1830 bút bi, 915 bút chì,183 thước kẻ cho các em học sinh đồng thời cũng đã tiến hành mua màn, nước mắm,bàn chải, kem đánh răng, bột canh và 2,5 tấn gạo cho 257 hộ gia đình ở xã Cừ Nẫm thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
“Không phải nhóm tình nguyện nào muốn là cũng có thể thực hiện một chuyến cứu trợ đi miền Trung. Khi xin được nhiều tiền tài trợ thì có thể lại thiếu nhân lực để thực hiện vận chuyển, phân loại hàng hoặc có nhóm thì số lượng hàng quyên góp không đủ nhiều để thực hiện một chuyến đi. Vì thế việc liên kết các nhóm lại theo mình là rất cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là có thật nhiều đồ mang đến cho đồng bào,” Long chia sẻ./.
Hồng Kiều (Vietnam+)