Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành chức năng đã kịp thời triển khai có hiệu quả các phương án sơ tán đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động Việt Nam tại Libya.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với các bộ, ngành chức năng về tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya nhằm triển khai các giải pháp cấp bách bảo đảm an toàn cho người lao động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các bộ, ngành chức năng tiếp tục phối hợp chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam bảo đảm an toàn cho lao động tại Libya, đồng thời khẩn trương tổ chức đưa người lao động về nước an toàn và trật tự.
Đồng tình với các giải pháp của các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng cử thêm đại diện, trong đó Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng sang cùng với cơ quan đại diện và doanh nghiệp làm việc với chính quyền nước sở tại, đối tác sử dụng lao động, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam, trước mắt sơ tán toàn bộ lao động tại thành phố Benghazi và Tripoli-nơi đang xảy ra lộn xộn.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao chỉ thị Cơ quan đại diện tại các nước lân cận đang có lao động Việt Nam sơ tán qua, trong đó Đại sứ khẩn trương làm việc với nước sở tại và doanh nghiệp để đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn cho lao động; đồng thời làm việc với các nước và Tổ chức Lao động Quốc tế trợ giúp đưa lao động về nước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ khẩn trương triển khai thực hiện các phương án, tranh thủ nguồn lực của đối tác sử dụng lao động đưa toàn bộ lao động Việt Nam đang sơ tán sang các nước láng giềng của Libya về nước bằng đường hàng không, phần còn lại Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm; giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đón và hỗ trợ tạm thời mỗi lao động về nước một triệu đồng và tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.
Thủ tướng đồng ý thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban để tập trung chỉ đạo kịp thời việc đưa người lao động Việt Nam trở về nước an toàn; yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện để các cơ quan báo chí phản ánh sát thực tình hình.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hiện có hơn 10.480 lao động xây dựng Việt Nam tại Libya, phần lớn trong các công trình do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu (các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Cộng hòa Liên bang Đức, Brazil ...). Trong tổng số lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Libya có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại thành phố Benghazi - thành phố đã xảy ra biểu tình đầu tiên, khoảng 5.000 lao động làm việc tại Tripoli cũng là khu vực đang xảy ra biểu tình.
Tình trạng mất ổn định tại Libya đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, sinh hoạt và sự an toàn của người lao động. Hiện nay, hầu hết các công trường có lao động Việt Nam đều đã ngừng làm việc... Do tình hình lộn xộn, một số khu nhà ở đã bị các phần tử xấu tại địa phương vào cướp tài sản, một số lao động Việt Nam bị mất tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo an toàn, vấn đề lo ngại nhất hiện nay đối với người lao động là thiếu lương thực, thực phẩm.
Trước tình hình ngày càng diễn biến xấu tại Libya, các bộ ngành đã chủ động tổ chức, triển khai các phương án đưa lao động Việt Nam ra khỏi Libya để đưa về nước.
Đến sáng 25/2, các ngành chức năng đã và đang phối hợp với các đối tác làm thủ tục sơ tán hơn 4.570 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Hy Lạp, UAE, Tuynesia... để từ đó đưa về Việt Nam. Trong số đó có hơn 410 lao động đã được đưa sang nước thứ ba, hơn 280 lao động đang trên đường bay về Việt Nam trong ngày.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước tổ chức đón và làm thủ tục cho người lao động để đưa về nước. Tuy nhiên, việc đưa lao động về nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phương tiện vận chuyển lao động tại nội địa Libya sang nước thứ ba do mọi hoạt động tại Libya hầu như tê liệt./.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với các bộ, ngành chức năng về tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya nhằm triển khai các giải pháp cấp bách bảo đảm an toàn cho người lao động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các bộ, ngành chức năng tiếp tục phối hợp chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam bảo đảm an toàn cho lao động tại Libya, đồng thời khẩn trương tổ chức đưa người lao động về nước an toàn và trật tự.
Đồng tình với các giải pháp của các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng cử thêm đại diện, trong đó Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng sang cùng với cơ quan đại diện và doanh nghiệp làm việc với chính quyền nước sở tại, đối tác sử dụng lao động, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam, trước mắt sơ tán toàn bộ lao động tại thành phố Benghazi và Tripoli-nơi đang xảy ra lộn xộn.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao chỉ thị Cơ quan đại diện tại các nước lân cận đang có lao động Việt Nam sơ tán qua, trong đó Đại sứ khẩn trương làm việc với nước sở tại và doanh nghiệp để đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn cho lao động; đồng thời làm việc với các nước và Tổ chức Lao động Quốc tế trợ giúp đưa lao động về nước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ khẩn trương triển khai thực hiện các phương án, tranh thủ nguồn lực của đối tác sử dụng lao động đưa toàn bộ lao động Việt Nam đang sơ tán sang các nước láng giềng của Libya về nước bằng đường hàng không, phần còn lại Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm; giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đón và hỗ trợ tạm thời mỗi lao động về nước một triệu đồng và tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.
Thủ tướng đồng ý thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban để tập trung chỉ đạo kịp thời việc đưa người lao động Việt Nam trở về nước an toàn; yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện để các cơ quan báo chí phản ánh sát thực tình hình.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hiện có hơn 10.480 lao động xây dựng Việt Nam tại Libya, phần lớn trong các công trình do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu (các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Cộng hòa Liên bang Đức, Brazil ...). Trong tổng số lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Libya có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại thành phố Benghazi - thành phố đã xảy ra biểu tình đầu tiên, khoảng 5.000 lao động làm việc tại Tripoli cũng là khu vực đang xảy ra biểu tình.
Tình trạng mất ổn định tại Libya đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, sinh hoạt và sự an toàn của người lao động. Hiện nay, hầu hết các công trường có lao động Việt Nam đều đã ngừng làm việc... Do tình hình lộn xộn, một số khu nhà ở đã bị các phần tử xấu tại địa phương vào cướp tài sản, một số lao động Việt Nam bị mất tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo an toàn, vấn đề lo ngại nhất hiện nay đối với người lao động là thiếu lương thực, thực phẩm.
Trước tình hình ngày càng diễn biến xấu tại Libya, các bộ ngành đã chủ động tổ chức, triển khai các phương án đưa lao động Việt Nam ra khỏi Libya để đưa về nước.
Đến sáng 25/2, các ngành chức năng đã và đang phối hợp với các đối tác làm thủ tục sơ tán hơn 4.570 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Hy Lạp, UAE, Tuynesia... để từ đó đưa về Việt Nam. Trong số đó có hơn 410 lao động đã được đưa sang nước thứ ba, hơn 280 lao động đang trên đường bay về Việt Nam trong ngày.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước tổ chức đón và làm thủ tục cho người lao động để đưa về nước. Tuy nhiên, việc đưa lao động về nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phương tiện vận chuyển lao động tại nội địa Libya sang nước thứ ba do mọi hoạt động tại Libya hầu như tê liệt./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)