Nơi sản xuất những tờ tiền “cụ Hồ” đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng Việt Nam nằm tại tỉnh Hoà Bình. Đây là nơi những tờ tiền đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được ra đời.

Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 1.jpg
Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947) nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 2.jpg
Tại đây, những tờ “Giấy bạc Tài chính - Giấy bạc cụ Hồ” đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao trong những ngày đầu độc lập của chính quyền Cách mạng đã ra đời. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia năm 2007. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 3.jpg
Nhằm phục dựng lại hình ảnh của đồn điền Chi Nê gắn với sự kiện lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời tôn vinh những đóng góp của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, từ năm 2010 Nhà nước đã thành lập Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền, tiến hành đầu tư trùng tu, nâng cấp công trình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 4.jpg
Khu di tích có tổng diện tích lên tới 15,5 ha. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 5.jpg
Khu di tích bao gồm những địa điểm: Cổng vào khu di tích, nhà tưởng niệm, nhà bia, nhà phụ trợ, ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa, nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền Cách mạng và kho để tiền sau khi in. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 6.jpg
Năm 2019, công trình Nhà tưởng niệm được khánh thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 7.jpg
Bên trong Nhà tưởng niệm có đặt ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban thờ vợ chồng nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, những người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 8.jpg
Ngôi nhà trung tâm của đồn điền xưa. Đồn điền Chi Nê khi xưa nằm trên diện tích rộng hơn 7.000ha, do một ông chủ người Pháp khai phá, trồng nhiều cà phê, cao su, xây dựng nhà điều hành, xưởng, kho bãi và các chuồng trại chăn nuôi gia súc. Nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện đã mua lại năm 1943 với giá 2.000 lượng vàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 9.jpg
Ông Đỗ Đình Thiện đã đứng ra cho chính quyền Cách mạng Việt Nam mượn nhà xưởng, máy điện, kho bãi tại đồn điền Chi Nê của gia đình để đặt nhà máy in tiền. Toàn cảnh đồn điền Chi Nê ngày xưa được chụp từ trên máy bay. (Ảnh: Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 10.jpg
Nhà ở của gia đình ông Đỗ Đình Thiện - nơi Bác Hồ về thăm và làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 11.jpg
Tháng 2/1947, Bác Hồ đến thăm nhà máy in tiền và nghỉ ngơi tại đồn điền Chi Nê. Bác căn dặn các công nhân: "Đây là Nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc.” (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 12.jpg
Tại khu đồn điền, máy in tiền được lắp đặt bí mật trong nhà xưởng. Công việc in tiền diễn ra bí mật từ đêm đến sáng. Trong suốt quá trình nhà máy in hoạt động, mọi công việc tại đồn điền diễn ra bình thường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 13.jpg
Chiếc máy in tiền do nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện mua của thực dân Pháp rồi hiến tặng cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 14.jpg
Những đồng tiền đầu tiên của Việt Nam được in ra trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Điều đặc biệt dù đã trải qua tuổi đời gần trăm năm nhưng chiếc máy in này vẫn có thể hoạt động được. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 15.jpg
Khu di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật, tranh ảnh, tư liệu quý liên quan đến ngành tài chính, việc thiết kế mẫu tiền các hình ảnh các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước những năm kháng chiến. Trong số các tư liệu, hiện vật quý có bức tranh sơn dầu phác họa nguyên mẫu đồng tiền "Con trâu xanh" do họa sĩ Nguyễn Huyến thể hiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 16.jpg
Tờ bạc 100 đồng Việt Nam còn được gọi là tờ bạc “con trâu xanh” ra đời tại đây. Tờ bạc “cụ Hồ” ra đời mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng: góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 17.jpg
Chiếc máy dập số seri tiền duy nhất tại Khu di tích được bảo quản tốt qua hàng chục năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 18.jpg
Những cọc tiền với đủ các mệnh giá được phục dựng tại xưởng in tiền tại Khu di tích Nhà máy in tiền. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 19.jpg
Những đồng tiền đầu tiên của Việt Nam có hình Bác Hồ được in tại nhà máy in tiền Chi Nê. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất khi đó là 100 đồng, nổi tiếng với tên gọi tờ bạc "con trâu xanh.” (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 20.jpg
Thời kỳ này, các tờ tiền có mệnh giá 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào được in đơn giản do máy móc chưa hiện đại, giấy và mực in còn thô sơ. Tờ giấy bạc 100 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 21.jpg
Nơi đây cũng lưu giữ những tờ tiền của các thời đại khác nhau trong thời gian từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đến thời hiện đại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 22.jpg
Khu di tích Nhà máy in tiền từ lâu trở thành “địa chỉ đỏ” niềm tự hào về truyền thống Cách mạng về ý thức tự lực, tự cường, lòng yêu quê hương, đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 23.jpg
Tiền giấy bạc Đông Dương thời Pháp thuộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 24.jpg
Các tờ tiền của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau khi dành được độc lập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 25.jpg
Cổ phiếu Đông Dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 26.jpg
Bộ tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 1978 đến nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_di tich nha may in tien dau tien 27.jpg
Nơi đây mỗi năm thu hút hàng nghìn người đến tham quan, ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ - người khai sinh ra nước Việt Nam, cũng như nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện - người cống hiến tài sản quý giá cho đất nước để in ra những tờ tiền đầu tiên của đất nước,” chị Đào Kim Cúc – Ban quản lý Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục