Dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường triển khai.
Dự án bất thành, nông dân điêu đứng
Dù chưa thuyết phục được tất cả nông dân hai huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, nhưngđến cuối tháng 11/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường đã tổ chức ký kếtthuê được gần 500ha đất (bằng 25% kỳ vọng) của nông dân năm xã Cổ Am, Vĩnh Tiến,Trấn Dương, Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo) và Khởi Nghĩa (huyện Tiên Lãng) để triểnkhai "siêu dự án" nông nghiệp của mình trong vụ mùa năm đó.
Ngày 14/11/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường tổ chức một buổi lễ kýkết hợp đồng thuê đất rầm rộ chưa từng có với nông dân xã Khởi Nghĩa với. Lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòngvà đặc biệt là gần 20 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã có mặt tại lễ ký này.
Tại đây, 1.110 hộ nông dân của xã Khởi Nghĩa đã tự nguyện ký vào hợpđồng cho Công ty Sơn Trường thuê hơn 105ha đất nông nghiệp trong vòng 5 năm, chủyếu là đất trồng lúa.
Đổi lại, những hộ nông dân nghèo cầm trước một số tiền lớn bằng cả vụ thu hoạchmà chẳng phải lao động tay chân gì.
Cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất, các hộ nông dân cũng vội vã bán các tư liệusản xuất của mình đi như cày, bừa, trâu bò, xe cộ... và tự đi tìm cho mình mộtcông việc tạm thời như đi bán hàng rong, thợ hồ, xe ôm... Chỉ có một số ít nôngdân làm việc trong các nông trang của dự án.
Còn về phía doanh nghiệp, khi có đất, họ bắt tay ngay vào việc san mặt bằng, phátoàn bộ bờ thửa và triển khai đào rãnh kênh mương chằng chịt.
Ông Nguyễn Văn Bích - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khởi Nghĩa cho biết trong tổngsố hơn 105ha đất thuê của nông dân, Công ty Sơn Trường chỉ trồng mới 4ha raumuống, gieo sạ 2ha lúa, số diện tích đất thuê còn lại để hoang, cỏ mọc caocả mét.
Chưa kịp kết thúc mùa vụ vào tháng Năm này, ngày 20/3 vừa qua, Công ty tráchnhiệm hữu hạn Sơn Trường đã đơn phương đề nghị phá hợp đồng thuê đất với bà connông dân làm họ bất ngờ, luống cuống và bất bình. Lý do doanh nghiệp này đưa ralà họ khảo sát “không kỹ,” đất Khởi Nghĩa bị sình lầy, không phù hợp với việcđưa cơ giới hóa vào sản xuất tập trung.
Bị phá vỡ hợp đồng, nông dân xã Khởi Nghĩa lâm vào cảnh khó khăn khiến họ bứcxúc, phản ứng kịch liệt lên chính quyền địa phương. Bởi lẽ, để khôi phục lại sảnxuất, họ phải mất ít nhất một tháng để tiến hành một loạt công việc như chia lạiruộng đất, đắp bờ thửa, làm lại hệ thống thủy lợi, giao thông, mua sắm công cụlao động...
Ước tính, chi phí khôi phục mỗi sào ruộng phải mất từ 7-8 triệu đồng - khoảntiền không nhỏ với các hộ dân nghèo Khởi Nghĩa.
Bài học đầu về hiện đại hóa nông nghiệp
Triển khai quá nóng vội là những gì người ta thấy ở siêu dự án nông nghiệp này.Một cách làm hoàn toàn mới mẻ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, chưa mộtlần làm thí nghiệm, song doanh nghiệp lại mạnh tay triển khai ồ ạt với quy môlớn, trên diện rộng và liên quan tới hàng nghìn hộ nông dân.
Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,nông thôn, nông dân chỉ rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônlà một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu... Tuy nhiên, người nông dân vẫn là chủ thểcủa quá trình phát triển. Nghị quyết cũng nhấn mạnh giải quyết việc làm cho nôngdân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế-xãhội của cả nước.
Trong trường hợp này, không thể phủ nhận sự mạnh dạn, tiên phong của một doanhnghiệp đầu tư cả trăm tỷ đồng vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, doanhnghiệp mới chỉ chú trọng đến việc cơ giới hóa nông nghiệp bằng máy móc, trangthiết bị và những công nghệ cao để đem lại lợi nhuận kinh tế chứ chưa thực sựchú trọng đến người nông dân.
Thay vì trao cơ hội cho nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật cao, tiếp cận máymóc hiện đại thì dự án trên lại tách người nông dân rời xa đồng ruộng, rời xa tưliệu sản xuất.
Chưa biết hiệu quả kinh tế đến đâu, doanh nghiệp sẵn sàng chi cả tỷ đồng chonông dân “ngồi mát ăn bát vàng” bằng cách trả tiền thuê đất cao gấp 2-3 lần sovới hiệu quả trồng lúa. Bằng cách này, doanh nghiệp cho rằng là làm lợi cho dân.Song ai cũng biết, bản hợp đồng thuê đất với nông dân chỉ kéo dài trong 5 năm,bởi đến năm 2014, hiệu lực của Nghị định số 64/CP của Chính phủ (là Nghị địnhquy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài vào mục đích sản xuất Nông nghiệp) hết hiệu lực.
Khi đó, nhiều người còn phân vân không biết nông dân ở những vùng dự án này cóđược giao đất nữa hay không, khi mà họ không còn nhu cầu dùng đất để sản xuấtnông nghiệp mà chỉ để cho doanh nghiệp thuê làm dự án.
Nếu còn chủ quan
Sau thất bại ở Khởi Nghĩa, ông Tạ Quyết Thắng - Tổng giám đốc Công ty tráchnhiệm hữu hạn Sơn Trường một mực cho rằng người bị thiệt hại duy nhất và nặng nềchỉ có Sơn Trường. Nông dân, chính quyền địa phương không bị ảnh hưởng gì cả.
Trái với suy nghĩ của ông Thắng, sự vụ trên đã làm đau đầu lãnh đạo huyện TiênLãng cũng như xã Khởi Nghĩa. Niềm tin của người dân đối với chính quyền xã,huyện đã bị giảm sút.
Theo ông Nguyễn Biên Hoà, Chủ tịch hội nông dân xã Khởi Nghĩa, nếu bây giờ códự án nông nghiệp nào khác đầu tư vào xã thì sẽ rất khó khăn trong việc huy độngdân làm theo.
Hiện nay, một mặt chính quyền ra sức dàn xếp giải quyết những tranh chấp giữangười dân và doanh nghiệp về lợi ích kinh tế, mặt khác phải tìm mọi biện pháp tổchức sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng để diện tích đất trên bị hoang hóathêm một vụ nữa, giảm thiệt hại cho nông dân.
Nhiều người lo ngại rằng sự cố Khởi Nghĩa nếu lan tỏa sang các xã đang triểnkhai siêu dự án này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh trật tự xãhội, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp. Lúc đó, nguy cơ phá sản dự án là hiện hữuvà sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, làm nản lòng các doanh nghiệp tâm huyết với nôngnghiệp, nông dân./.