Nhận địnhtrên được Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinhtế (OECD) đưa ra trong báo cáo thường niên chung "Triển vọng Nông nghiệp," đượccông bố ngày 15/6.
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày, Tổng Thư ký OECD AngelGurria cho rằng trong triển vọng trung hạn, hầu hết giá nông phẩm sẽ cao hơn,do vậy các chính phủ nên trợ giúp nông dân bằng cách đảm bảo các thể chế, chínhsách và công nghệ để họ đầu tư tăng sản lượng.
Chia sẽ quan điểm trên, Tổng Giámđốc của FAO Jacques Diouf nhấn mạnh rằng mấu chốt của vấn đề khôngphải là con người (về mặt số lượng) mà là công nghệ, đầu tư và chính sách.
ÔngDiouf lưu ý trong khi ở các nước phát triển chỉ cần 2% dân số làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp là có thể cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước, thì cácnước đang phát triển phải cần tới từ 60 đến 80% dân số sản xuất nông nghiệp màvẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa.Theo ông, trong dài hạn sản xuất nôngnghiệp vẫn tăng trưởng tích cực theo kịp nhu cầu lương thực toàn cầu được dự báotăng lên 70% vào năm 2050.
Ngoài ra, báo cáo trên cũng thúc giục các nước tăng cường sản xuất nông nghiệpvà nâng cao sản lượng, đồng thời cho rằng hệ thống thương mại toàn cầu cần hoạtđộng đúng theo các điều lệ đã đặt ra để cạnh tranh lành mạnh và phải đảm bảođược thực phẩm có thể chuyển từ nơi dư thừa đến các khu vực thiếu hụt sản xuất.Nếu được vậy, thì tình trạng bạo loạn đã xảy ra tại một số nước vào năm 2008 dogiá lương thực và nhiên liệu tăng cao sẽ không còn tái diễn./.