Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI) ngày 19/3 cho biết mỗi năm trên thế giới có hơn 3,6 triệu người, trong đó có 1,5 triệu trẻ em, tử vong vì các bệnh tả, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn... mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước bẩn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh con số này vượt quá số người chết vì chiến tranh hoặc các thảm họa tự nhiên hàng năm.
Ông Ban Ki-moon cảnh báo nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và sẽ càng khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu. Vì vậy, chủ đề Ngày Nước thế giới năm nay (22/3) sẽ là "Nước sạch vì một thế giới khỏe mạnh," trong đó nhấn mạnh cả chất lượng và khối lượng nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu chung đánh giá xu hướng hiện nay về nước và vệ sinh ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết 87% dân số thế giới (tức 5,9 tỷ người) đã được sử dụng nguồn nước uống an toàn song các điều kiện vệ sinh vẫn trì trệ.
Khoảng 40% dân số thế giới (2,5 tỷ người) vẫn đang sống trong điều kiện thiếu các tiện nghi vệ sinh tối thiểu, do đó cần có nỗ lực đột phá mới nhằm giúp đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Vụ Y tế và Môi trường của WHO, nhấn mạnh nghiên cứu trên khẳng định nước và vệ sinh có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe con người và là động lực để phát triển./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh con số này vượt quá số người chết vì chiến tranh hoặc các thảm họa tự nhiên hàng năm.
Ông Ban Ki-moon cảnh báo nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và sẽ càng khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu. Vì vậy, chủ đề Ngày Nước thế giới năm nay (22/3) sẽ là "Nước sạch vì một thế giới khỏe mạnh," trong đó nhấn mạnh cả chất lượng và khối lượng nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu chung đánh giá xu hướng hiện nay về nước và vệ sinh ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết 87% dân số thế giới (tức 5,9 tỷ người) đã được sử dụng nguồn nước uống an toàn song các điều kiện vệ sinh vẫn trì trệ.
Khoảng 40% dân số thế giới (2,5 tỷ người) vẫn đang sống trong điều kiện thiếu các tiện nghi vệ sinh tối thiểu, do đó cần có nỗ lực đột phá mới nhằm giúp đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Vụ Y tế và Môi trường của WHO, nhấn mạnh nghiên cứu trên khẳng định nước và vệ sinh có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe con người và là động lực để phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)