Nước Nga trở thành đối tác quan trọng của châu Âu

Những năm gần đây, Nga đã trở thành đối tác nghiêm túc và quan trọng của châu Âu hơn so với giữa thập niên 90 của thế kỷ trước.
Trong những năm gần đây, Nga đã trở thành đối tác nghiêm túc và quan trọng củachâu Âu hơn so với giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, thời kỳ Nga là một quốcgia có nền kinh tế yếu kém, xã hội hỗn loạn do chưa khắc phục được những hậu quảcủa việc Liên Xô tan rã.

Phát biểu ngày 11/3 trong cuộc họp Hội Chính sách đối ngoại của Đức tại Berlin,Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Aleksei Pushkov đãđưa ra tuyên bố trên, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện nước Nga đã ổn định hơn.

Theo ông Pushkov, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề hóc búa, nhưngrõ ràng nước Nga đã khôi phục đáng kể tầm ảnh hưởng của mình. Mátxcơva hoàn toànkhông muốn cố giành được vai trò toàn cầu như Liên Xô trước đây, song Nga đangtrở thành một cực quan trọng trong thế giới đa cực.

Theo ông Pushkov, Nga và châu Âu đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, nhờ cónhững đặc điểm lịch sử chung, cũng như tiến trình hình thành không gian kinh tếthống nhất.

Hiện, Nga đã trở thành thị trường quan trọng nhất đối với hàng hóa châu Âu vàđiểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phương Tây.

Hơn nữa, Nga cũng luôn coi mình là một cường quốc châu Âu, nên những đồn đoánrằng Nga quay lưng với châu Âu để sang châu Á, là hoàn toàn không có cơ sở.

Liên quan tới Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Pushkov nêu rõtrong tương lai Nga sẽ không gia nhập liên minh quân sự này, bởi hai bên khôngcó chính sách đồng nhất trong lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên, theo ông, Nga là mộtđối tác quan trọng của NATO nên hai bên cần phải tìm kiếm thỏa hiệp trong cácvấn đề cùng chung lợi ích, như vấn đề Afghanistan.

Ông Pushkov cũng nhấn mạnh vấn đề đang cản trở Nga và NATO xích lại gần nhau hơnlà chính sách của NATO mở rộng sang phía Đông, cũng như kế hoạch xây dựng hệthống phòng thủ tên lửa chung châu Âu (AMD) mà không có sự tham gia củaMátxcơva. Vì vậy, theo ông Pushkov, hai bên cần phải tìm ra một hình thức để Ngacó thể phối hợp trong kế hoạch của NATO xây dựng hệ thống phòng thủ chung châuÂu./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, ngày 1/10/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

NATO đặt ra ngưỡng mới đối với chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho rằng các quốc gia thành viên có thể phải chi 3,7% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng để đáp ứng mục tiêu mới của khối về năng lực quân sự.