Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), câu lạc bộ các nước phát triển và giàu có nhất thế giới, đã công bố “Hệ thống các chỉ số so sánh cuộc sống tốt hơn” (BLI) để làm thước đo tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển lành mạnh và "sức khỏe" của một nền kinh tế quốc gia.
Các kết quả nghiên cứu ở 12 nước phát triển vừa công bố cho thấy tiêu chí tổng sản phẩm nội địa (GDP) không phản ánh đầy đủ và đúng hiện trạng phát triển lành mạnh của một quốc gia và cần phải có nhiều thông số khác bổ sung.
BLI của OECD bao gồm các chỉ số về nhà ở, thu nhập hay sự giàu có, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, quản trị, y tế, mức độ hài lòng về cuộc sống, an toàn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Bản thân tác giả của hệ thống đánh giá sự phát triển của nền kinh tế bằng thước đo GDP, ông Simon Kuznets cũng thừa nhận GDP không thể thể hiện tiến bộ toàn diện của một nền kinh tế, vì việc sử dụng đơn thuần một thước đo GDP để đánh giá phát triển của một nền kinh tế không khác gì “cưỡi ngựa xem hoa.”
GDP chỉ tập hợp một cách rất chung chung các dữ liệu như là những số liệu toán học che lấp những khía cạnh quan trọng của tiến bộ quốc gia và phát triển con người, như giáo dục, y tế, hiện trạng cơ sở hạ tầng và môi trường, nhất là việc xem giáo dục và y tế đều thuộc lĩnh vực tiêu dùng chứ không thuộc lĩnh vực đầu tư thiết yếu.
Nhiều chỉ số then chốt khác, như ô nhiễm môi trường, bị coi là nhân tố bên ngoài nền kinh tế và không được tính vào các quyết toán của các công ty, thay vào đó là chuyển cho người đóng thuế và các thế hệ tương lai gánh chịu.
Phương pháp đánh giá tiến bộ của một nền kinh tế quốc gia theo thước đo GDP đã được thực hiện 20 năm trước đây sau Hội nghị Rio năm 1992 với 170 nước tham dự./.
Các kết quả nghiên cứu ở 12 nước phát triển vừa công bố cho thấy tiêu chí tổng sản phẩm nội địa (GDP) không phản ánh đầy đủ và đúng hiện trạng phát triển lành mạnh của một quốc gia và cần phải có nhiều thông số khác bổ sung.
BLI của OECD bao gồm các chỉ số về nhà ở, thu nhập hay sự giàu có, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, quản trị, y tế, mức độ hài lòng về cuộc sống, an toàn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Bản thân tác giả của hệ thống đánh giá sự phát triển của nền kinh tế bằng thước đo GDP, ông Simon Kuznets cũng thừa nhận GDP không thể thể hiện tiến bộ toàn diện của một nền kinh tế, vì việc sử dụng đơn thuần một thước đo GDP để đánh giá phát triển của một nền kinh tế không khác gì “cưỡi ngựa xem hoa.”
GDP chỉ tập hợp một cách rất chung chung các dữ liệu như là những số liệu toán học che lấp những khía cạnh quan trọng của tiến bộ quốc gia và phát triển con người, như giáo dục, y tế, hiện trạng cơ sở hạ tầng và môi trường, nhất là việc xem giáo dục và y tế đều thuộc lĩnh vực tiêu dùng chứ không thuộc lĩnh vực đầu tư thiết yếu.
Nhiều chỉ số then chốt khác, như ô nhiễm môi trường, bị coi là nhân tố bên ngoài nền kinh tế và không được tính vào các quyết toán của các công ty, thay vào đó là chuyển cho người đóng thuế và các thế hệ tương lai gánh chịu.
Phương pháp đánh giá tiến bộ của một nền kinh tế quốc gia theo thước đo GDP đã được thực hiện 20 năm trước đây sau Hội nghị Rio năm 1992 với 170 nước tham dự./.
(TTXVN/Vietnam+)