Nhiều phụ nữ từ các miền quê xa xôi lên Hà Nội giúp việc nhà, mỗi lần ra đường thấy không khí năm mới đang tràn khắp Hà Nội khiến họ nôn nao cảm giác nhớ nhà và khao khát được về sắm Tết cùng gia đình. Tuy vậy, đa số họ được nghỉ Tết muộn. Mang theo tâm trạng bồn chồn trong những ngày giáp Tết để rồi khi được nghỉ, họ tất tưởi đi mua sắm, hãnh diện mang những món quà từ Hà Nội về quê.
Trường hợp của cô Nga, quê ở Hưng Yên là một ví dụ. Cô lên Hà Nội giúp việc cho gia đình một viên chức ở Giảng Võ. Mấy ngày trở lại đây, cô tỏ ra sốt ruột khi nhìn ra đường thấy người ta đi sắm Tết tơi tới.
Cứ qua một ngày, sự bồn chồn của cô lại tăng thêm bởi cô nghĩ, Tết sắp đến mà nhà mình lại thiếu người lo liệu. Chồng cô đi làm ăn ở tận Cà Mau mấy năm mới về một lần, thành thử nhà chỉ còn bà mẹ chồng đã già và hai đứa con nhỏ đang đi học chưa biết lo việc.
Cô Nga đã dự định xin chủ cho về sớm mấy hôm để có thời gian chuẩn bị Tết nhưng lại áy náy vì nếu cô về trước khi gia đình chủ được nghỉ Tết thì họ không thể thu xếp được việc gia đình. Nghĩ tới chữ tình và trách nhiệm với chủ nhà nên năm nào cũng phải tới ngày 29, 30 Tết cô mới về quê.
Vừa nhặt rau, cô vừa kể, mấy năm trước, cô cũng chỉ nghỉ trước Tết một ngày. Do không có nhiều thời gian nên cô đã phải lên danh sách trước những món quà rồi tranh thủ đi mua trong vòng buổi sáng để chiều còn kịp về quê.
Cũng bởi thiếu thời gian thu nhập chưa cao nên dù muốn, cô Nga cũng không dám đến những điểm có mặt hàng phong phú nhưng đông đúc như ở BigC. Bởi vậy, cô đành mua bánh kẹo tại các đại lý gần nhà, còn kiếm tìm chai rượu ngon để thắp hương tổ tiên thì cô tạt vào trung tâm mua sắm ở Giảng Võ.
Giống như cô Nga, cô Phương ở Ninh Bình, làm giúp việc cho một gia đình ở đường Láng, Hà Nội cũng kể rằng, cô lên trên này giúp việc cho người ta đã được ba năm, năm nào cũng phải đợi chủ nghỉ thì cô mới được về. Vậy là, chỉ có nửa ngày để cô tất tưởi đi mua quà Tết.
Thời gian cập rập nên cô không được tận hưởng cái cảm giác thong thả lật từng món hàng để chọn. Cô Phương chỉ mua vài hộp bánh và một giỏ quà mà theo cô, nó đẹp hơn ở quê, để thắp lên bàn thờ tổ tiên, còn bao nhiêu thì về nhà sắm tiếp.
“Thời gian không có, tôi sốt ruột lắm, về quê tranh thủ ra quán gần nhà sắm cũng được nhưng vẫn phải có cái gì mua về làm quà chứ. Giỏ quà trên này tuy đắt nhưng lại đẹp hơn ở quê, thôi thì mình cũng mua lấy một giỏ về bày lên bàn thờ cho sang,” cô Phương chia sẻ.
Cũng là người người giúp việc nhưng chị Hà, quê ở Hà Nam lại tỏ ra ung dung trong chuyện sắm Tết. Chị cho biết, chủ nhà của chị là người thân thiện và thương người. Biết chị Hà thiếu thời gian và kinh tế nên tranh thủ ngày nghỉ, cô chủ đi sắm Tết về gia đình đã mua luôn quà cho chị Hà.
“Cô ấy mua hẳn một thùng bánh kẹo, chè, mắm muối đủ cả. Cô nói là quà Tết gia đình cô cho tôi. Vậy nên, ở với cô đến 29, 30 Tết tôi về cũng yên tâm,” chị Hà vui vẻ khoe.
Khác những người giúp việc ăn lương tháng, chị Loan quê ở Đông Anh, Hà Nội là người giúp việc theo giờ. Một ngày chị làm khoảng hai đến ba ca, mỗi ca làm cho một gia đình kéo dài hai đến ba tiếng đồng hồ.
Nhà ở gần nội thành nên chị sáng đi tối về. Do vậy, trên đường đi làm về hoặc những lúc giao ca, chị Loan đã tranh thủ sắm dần quà bánh.
“Chỉ thiếu tiền thôi chứ tôi thì không bị kẹt về thời gian, cứ tranh thủ túc tắc sắm dần, đến giờ cũng được hòm hòm rồi,” chị Loan nói./.
Trường hợp của cô Nga, quê ở Hưng Yên là một ví dụ. Cô lên Hà Nội giúp việc cho gia đình một viên chức ở Giảng Võ. Mấy ngày trở lại đây, cô tỏ ra sốt ruột khi nhìn ra đường thấy người ta đi sắm Tết tơi tới.
Cứ qua một ngày, sự bồn chồn của cô lại tăng thêm bởi cô nghĩ, Tết sắp đến mà nhà mình lại thiếu người lo liệu. Chồng cô đi làm ăn ở tận Cà Mau mấy năm mới về một lần, thành thử nhà chỉ còn bà mẹ chồng đã già và hai đứa con nhỏ đang đi học chưa biết lo việc.
Cô Nga đã dự định xin chủ cho về sớm mấy hôm để có thời gian chuẩn bị Tết nhưng lại áy náy vì nếu cô về trước khi gia đình chủ được nghỉ Tết thì họ không thể thu xếp được việc gia đình. Nghĩ tới chữ tình và trách nhiệm với chủ nhà nên năm nào cũng phải tới ngày 29, 30 Tết cô mới về quê.
Vừa nhặt rau, cô vừa kể, mấy năm trước, cô cũng chỉ nghỉ trước Tết một ngày. Do không có nhiều thời gian nên cô đã phải lên danh sách trước những món quà rồi tranh thủ đi mua trong vòng buổi sáng để chiều còn kịp về quê.
Cũng bởi thiếu thời gian thu nhập chưa cao nên dù muốn, cô Nga cũng không dám đến những điểm có mặt hàng phong phú nhưng đông đúc như ở BigC. Bởi vậy, cô đành mua bánh kẹo tại các đại lý gần nhà, còn kiếm tìm chai rượu ngon để thắp hương tổ tiên thì cô tạt vào trung tâm mua sắm ở Giảng Võ.
Giống như cô Nga, cô Phương ở Ninh Bình, làm giúp việc cho một gia đình ở đường Láng, Hà Nội cũng kể rằng, cô lên trên này giúp việc cho người ta đã được ba năm, năm nào cũng phải đợi chủ nghỉ thì cô mới được về. Vậy là, chỉ có nửa ngày để cô tất tưởi đi mua quà Tết.
Thời gian cập rập nên cô không được tận hưởng cái cảm giác thong thả lật từng món hàng để chọn. Cô Phương chỉ mua vài hộp bánh và một giỏ quà mà theo cô, nó đẹp hơn ở quê, để thắp lên bàn thờ tổ tiên, còn bao nhiêu thì về nhà sắm tiếp.
“Thời gian không có, tôi sốt ruột lắm, về quê tranh thủ ra quán gần nhà sắm cũng được nhưng vẫn phải có cái gì mua về làm quà chứ. Giỏ quà trên này tuy đắt nhưng lại đẹp hơn ở quê, thôi thì mình cũng mua lấy một giỏ về bày lên bàn thờ cho sang,” cô Phương chia sẻ.
Cũng là người người giúp việc nhưng chị Hà, quê ở Hà Nam lại tỏ ra ung dung trong chuyện sắm Tết. Chị cho biết, chủ nhà của chị là người thân thiện và thương người. Biết chị Hà thiếu thời gian và kinh tế nên tranh thủ ngày nghỉ, cô chủ đi sắm Tết về gia đình đã mua luôn quà cho chị Hà.
“Cô ấy mua hẳn một thùng bánh kẹo, chè, mắm muối đủ cả. Cô nói là quà Tết gia đình cô cho tôi. Vậy nên, ở với cô đến 29, 30 Tết tôi về cũng yên tâm,” chị Hà vui vẻ khoe.
Khác những người giúp việc ăn lương tháng, chị Loan quê ở Đông Anh, Hà Nội là người giúp việc theo giờ. Một ngày chị làm khoảng hai đến ba ca, mỗi ca làm cho một gia đình kéo dài hai đến ba tiếng đồng hồ.
Nhà ở gần nội thành nên chị sáng đi tối về. Do vậy, trên đường đi làm về hoặc những lúc giao ca, chị Loan đã tranh thủ sắm dần quà bánh.
“Chỉ thiếu tiền thôi chứ tôi thì không bị kẹt về thời gian, cứ tranh thủ túc tắc sắm dần, đến giờ cũng được hòm hòm rồi,” chị Loan nói./.
Thiên Linh (Vietnam+)