Sau khi nhóm Bộ tứ ngày 19/3 kết thúc hội nghị ở Nga về hòa bình Trung Đông, Palestine đã có phản ứng tích cực trong khi Israel phản ứng gay gắt với tuyên bố của hội nghị hối thúc Israel đặt mục tiêu trong vòng 24 tháng tới đạt thỏa thuận cuối cùng với người Palestine để giải quyết cuộc xung đột ở Trung Đông.
Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erakat hoan nghênh lời kêu gọi của nhóm Bộ tứ.
Nhưng ông Erakat đề nghị nhóm biến những lời kêu gọi này thành một cơ chế có tính rằng buộc nhằm đảm bảo Israel phải tôn trọng các cam kết của mình, trên tất cả là ngừng toàn bộ các hoạt động định cư ở tất cả các vùng lãnh thổ của người Palestine gồm khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Về phía Israel, Ngoại trưởng nước này Avidor Lieberman cho rằng tuyên bố của hội nghị đe dọa các cơ hội đạt thỏa thuận hòa bình giữa người Israel và người Palestine.
Theo ông Lieberman, không thể áp đặt hòa bình, đặc biệt với một thời gian biểu "không thực tế" như thời hạn mà nhóm Bộ tứ" đưa ra.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tối 18/3 đã gọi điện thoại cho Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, một động thái được xem là nhằm xoa dịu căng thẳng mới đây trong quan hệ giữa Israel với đồng minh thân cận là Mỹ.
Mối quan hệ này đã bị đẩy xuống mức thấp trong nhiều năm nay, sau khi Israel tuyên bố tiếp tục xây dựng nhà định cư mới cho người Do Thái trên vùng đất chiếm đóng của người Palestine giữa lúc Washington đang cố gắng tìm cách khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông.
Mặc dù khẳng định Washington sẽ duy trì mối quan hệ "sâu sắc, rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài" với Tel Aviv, bà Clinton tuyên bố Mỹ lên án hoạt động định cư của Israel, đồng thời kêu gọi hai bên liên quan cuộc xung đột Trung Đông xúc tiến đàm phán.
Ngoài thời hạn đạt thỏa thuận giải quyết xung đột, tuyên bố của nhóm Bộ tứ hoan nghênh thái độ của Israel và Palestine sẵn sàng nối lại đàm phán gián tiếp, coi đó là bước đi hướng tới các cuộc đàm phán song phương trực tiếp không có điều kiện tiên quyết.
Tuyên bố kêu gọi Israel ngừng toàn bộ các hoạt động định cư; dỡ bỏ các khu định cư dựng lên từ tháng 3/2001; kiềm chế các hoạt động tàn phá và trục xuất ở Đông Jerusalem; đồng thời khẳng định lại rằng mọi hành động đơn phương của bất kỳ bên nào liên quan cuộc xung đột Trung Đông không được phương hại kết quả đàm phán.
Sau khi khẳng định cộng động quốc tế không công nhận việc Israel thôn tính Đông Jerusalem của người Palestine trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, tuyên bố nhấn mạnh một giải pháp cho cuộc xung đột Trung Đông phải dẫn đến một nhà nước Palestine độc lập, dân chủ, có thể tồn tại được và sống trong hòa bình và an ninh với Israel và các nước láng giềng khác.
Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình ở Dải Gaza, bao gồm tình hình hoạt động nhân đạo và nhân quyền, trong bối cảnh trước hội nghị, hai bên vẫn có các hành động bạo lực trả đũa lẫn nhau ở vùng này.
Tiếp tục các hoạt động ngoại giao con thoi vì hòa bình ở Trung Đông, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon có kế hoạch thăm dải Gaza, khu Bờ Tây và Israel cuối tuần này, trong khi đặc phái viên Mỹ về Trung Đông George Mitchell cũng dự kiến đến khu vực này vào ngày 21/3 tới./.
Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erakat hoan nghênh lời kêu gọi của nhóm Bộ tứ.
Nhưng ông Erakat đề nghị nhóm biến những lời kêu gọi này thành một cơ chế có tính rằng buộc nhằm đảm bảo Israel phải tôn trọng các cam kết của mình, trên tất cả là ngừng toàn bộ các hoạt động định cư ở tất cả các vùng lãnh thổ của người Palestine gồm khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Về phía Israel, Ngoại trưởng nước này Avidor Lieberman cho rằng tuyên bố của hội nghị đe dọa các cơ hội đạt thỏa thuận hòa bình giữa người Israel và người Palestine.
Theo ông Lieberman, không thể áp đặt hòa bình, đặc biệt với một thời gian biểu "không thực tế" như thời hạn mà nhóm Bộ tứ" đưa ra.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tối 18/3 đã gọi điện thoại cho Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, một động thái được xem là nhằm xoa dịu căng thẳng mới đây trong quan hệ giữa Israel với đồng minh thân cận là Mỹ.
Mối quan hệ này đã bị đẩy xuống mức thấp trong nhiều năm nay, sau khi Israel tuyên bố tiếp tục xây dựng nhà định cư mới cho người Do Thái trên vùng đất chiếm đóng của người Palestine giữa lúc Washington đang cố gắng tìm cách khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông.
Mặc dù khẳng định Washington sẽ duy trì mối quan hệ "sâu sắc, rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài" với Tel Aviv, bà Clinton tuyên bố Mỹ lên án hoạt động định cư của Israel, đồng thời kêu gọi hai bên liên quan cuộc xung đột Trung Đông xúc tiến đàm phán.
Ngoài thời hạn đạt thỏa thuận giải quyết xung đột, tuyên bố của nhóm Bộ tứ hoan nghênh thái độ của Israel và Palestine sẵn sàng nối lại đàm phán gián tiếp, coi đó là bước đi hướng tới các cuộc đàm phán song phương trực tiếp không có điều kiện tiên quyết.
Tuyên bố kêu gọi Israel ngừng toàn bộ các hoạt động định cư; dỡ bỏ các khu định cư dựng lên từ tháng 3/2001; kiềm chế các hoạt động tàn phá và trục xuất ở Đông Jerusalem; đồng thời khẳng định lại rằng mọi hành động đơn phương của bất kỳ bên nào liên quan cuộc xung đột Trung Đông không được phương hại kết quả đàm phán.
Sau khi khẳng định cộng động quốc tế không công nhận việc Israel thôn tính Đông Jerusalem của người Palestine trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, tuyên bố nhấn mạnh một giải pháp cho cuộc xung đột Trung Đông phải dẫn đến một nhà nước Palestine độc lập, dân chủ, có thể tồn tại được và sống trong hòa bình và an ninh với Israel và các nước láng giềng khác.
Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình ở Dải Gaza, bao gồm tình hình hoạt động nhân đạo và nhân quyền, trong bối cảnh trước hội nghị, hai bên vẫn có các hành động bạo lực trả đũa lẫn nhau ở vùng này.
Tiếp tục các hoạt động ngoại giao con thoi vì hòa bình ở Trung Đông, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon có kế hoạch thăm dải Gaza, khu Bờ Tây và Israel cuối tuần này, trong khi đặc phái viên Mỹ về Trung Đông George Mitchell cũng dự kiến đến khu vực này vào ngày 21/3 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)