Trong 2 ngày 29 và 30/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Bạo Ngọc Tốt, sinh 1967, dân tộc Tày, thường trú tại thôn Đán Đăm, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) phạm tội "giết người."
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Bạo Ngọc Tốt 6 năm tù vì tội danh trên và buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại trên 20 triệu đồng.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang, khoảng tháng 12/2002, Bạo Ngọc Tốt (đã có vợ) làm quen và sinh sống với chị Tăng Thị Cọi, sinh 1978, thường trú ở thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng (huyện Quang Bình-Hà Giang) như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Đến khoảng tháng 2/2005, Tốt và chị Cọi rủ nhau đi vào làm việc tại khu công nghiệp Tam Phước, Long Thành (Đồng Nai) tại Công ty gỗ LEEFU. Từ đầu năm 2008 do Cọi không có việc làm nên đã trở về thôn Hạ Sơn sinh sống. Riêng Tốt vẫn làm việc ở Đồng Nai nhưng cứ 2 đến 3 tháng lại quay ra thăm Cọi.
Trong thời gian hai người chung sống nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân do Tốt nghi ngờ và ghen tuông Cọi có quan hệ tình cảm với Nguyễn Ngọc Đường, sinh 1967 người cùng thôn với Cọi nên không muốn chung sống với mình nữa.
Vào khoảng 23 giờ ngày 27/3/2009, Tốt đã nhìn thấy anh Đường đứng nói chuyện với Cọi sau đó đi vào nhà anh Tăng Văn Đơn, trú tại thôn Hạ Sơn. Bạo Ngọc Tốt dùng hung khí có cạnh sắc chém liên tiếp vào người, đầu của anh Đường, hậu quả làm anh Đường bị thương vào vùng thái dương trái, phải, gãy hở 1/3 xương trụ tay trái với tỷ lệ thương tật 38%.
Khi anh Đường bị ngã nhưng Bạo Ngọc Tốt vẫn tiếp tục tấn công cho đến khi Tăng Thị Đáy và Phạm Văn Ngàn đứng ở gần đó nhìn thấy kêu lên thì Bạo Ngọc Tốt mới dừng lại bỏ chạy.
Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của Bạo Ngọc Tốt thể hiện sự coi thường mạng sống của người khác và nó đã đạt về hành vi nhưng chưa đạt được hậu quả là ngoài ý muốn chủ quan của bị can. Hành vi của Bạo Ngọc Tốt đã cấu thành tội "giết người" với tình tiết định khung mang tính chất côn đồ.
Sự mù quáng và ghen tuông thái quá với người tình đã khiến một người đàn ông có một gia đình yên ấm, người bố của 4 đứa con vướng vào vòng lao lý của pháp luật./.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Bạo Ngọc Tốt 6 năm tù vì tội danh trên và buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại trên 20 triệu đồng.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang, khoảng tháng 12/2002, Bạo Ngọc Tốt (đã có vợ) làm quen và sinh sống với chị Tăng Thị Cọi, sinh 1978, thường trú ở thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng (huyện Quang Bình-Hà Giang) như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Đến khoảng tháng 2/2005, Tốt và chị Cọi rủ nhau đi vào làm việc tại khu công nghiệp Tam Phước, Long Thành (Đồng Nai) tại Công ty gỗ LEEFU. Từ đầu năm 2008 do Cọi không có việc làm nên đã trở về thôn Hạ Sơn sinh sống. Riêng Tốt vẫn làm việc ở Đồng Nai nhưng cứ 2 đến 3 tháng lại quay ra thăm Cọi.
Trong thời gian hai người chung sống nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân do Tốt nghi ngờ và ghen tuông Cọi có quan hệ tình cảm với Nguyễn Ngọc Đường, sinh 1967 người cùng thôn với Cọi nên không muốn chung sống với mình nữa.
Vào khoảng 23 giờ ngày 27/3/2009, Tốt đã nhìn thấy anh Đường đứng nói chuyện với Cọi sau đó đi vào nhà anh Tăng Văn Đơn, trú tại thôn Hạ Sơn. Bạo Ngọc Tốt dùng hung khí có cạnh sắc chém liên tiếp vào người, đầu của anh Đường, hậu quả làm anh Đường bị thương vào vùng thái dương trái, phải, gãy hở 1/3 xương trụ tay trái với tỷ lệ thương tật 38%.
Khi anh Đường bị ngã nhưng Bạo Ngọc Tốt vẫn tiếp tục tấn công cho đến khi Tăng Thị Đáy và Phạm Văn Ngàn đứng ở gần đó nhìn thấy kêu lên thì Bạo Ngọc Tốt mới dừng lại bỏ chạy.
Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của Bạo Ngọc Tốt thể hiện sự coi thường mạng sống của người khác và nó đã đạt về hành vi nhưng chưa đạt được hậu quả là ngoài ý muốn chủ quan của bị can. Hành vi của Bạo Ngọc Tốt đã cấu thành tội "giết người" với tình tiết định khung mang tính chất côn đồ.
Sự mù quáng và ghen tuông thái quá với người tình đã khiến một người đàn ông có một gia đình yên ấm, người bố của 4 đứa con vướng vào vòng lao lý của pháp luật./.
Minh Tâm (Vietnam+)