Sáng 17/3, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Ngoại giao Phần Lan tổ chức Diễn đàn "Hỗ trợ Thương mại Việt Nam-Phần Lan."
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh khẳng định, các cơ chế pháp lý và công cụ hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan sẽ ngày càng tốt hơn để giúp chuyến tiếp nền kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế thị trường đầy đủ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước phát triển.
Bộ Công thương khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Phần Lan tham gia đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Việt Nam.
Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Pekka Hyvone khẳng định, hỗ trợ dành cho Việt Nam là một phần thực hiện cam kết của Phần Lan với tư cách là một thành viên EU, nhằm tăng cường năng lực hợp tác kinh doanh giữa hai nước.
Phần Lan sẽ cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam thông qua các dự án hỗ trợ kinh tế như xúc tiến thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các thị trường khác ở châu Âu thông qua Phần Lan.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch VCCI bày tỏ mong muốn Phần Lan tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong quan hệ với các nước trong liên minh châu Âu, nhất là ủng hộ Việt Nam trong đàm phán với các nước trong khu vực EU về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Việt Nam muốn Phần Lan ủng hộ các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu - điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang từng bước phát triển phục hồi.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam đã có nhiều tiến triển tích cực trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm đạt từ 20-40%.
Năm 2009, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt gần 230 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là caosu, giày dép các loại và hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng xe đạp và nhập khẩu thiết bị máy, phương tiện vận tải thông tin, nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại./.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh khẳng định, các cơ chế pháp lý và công cụ hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan sẽ ngày càng tốt hơn để giúp chuyến tiếp nền kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế thị trường đầy đủ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước phát triển.
Bộ Công thương khuyến khích và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Phần Lan tham gia đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Việt Nam.
Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Pekka Hyvone khẳng định, hỗ trợ dành cho Việt Nam là một phần thực hiện cam kết của Phần Lan với tư cách là một thành viên EU, nhằm tăng cường năng lực hợp tác kinh doanh giữa hai nước.
Phần Lan sẽ cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam thông qua các dự án hỗ trợ kinh tế như xúc tiến thương mại; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các thị trường khác ở châu Âu thông qua Phần Lan.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch VCCI bày tỏ mong muốn Phần Lan tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong quan hệ với các nước trong liên minh châu Âu, nhất là ủng hộ Việt Nam trong đàm phán với các nước trong khu vực EU về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Việt Nam muốn Phần Lan ủng hộ các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu - điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang từng bước phát triển phục hồi.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam đã có nhiều tiến triển tích cực trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm đạt từ 20-40%.
Năm 2009, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt gần 230 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là caosu, giày dép các loại và hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng xe đạp và nhập khẩu thiết bị máy, phương tiện vận tải thông tin, nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại./.
Thúy Hiền (Vietnam+)