Quốc hội Pháp cuối tuần qua đã bỏ phiếu áp thuế thu nhập ở mức cao kỷ lục 75% đối với những cá nhân có thu nhập hàng năm từ 1 triệu euro (1,31 triệu USD)/năm trở lên.
Hiệu lực của mức thuế này dự kiến sẽ chỉ kéo dài 2 năm và ước tính sẽ có khoảng 1.500 người Pháp trong diện phải chịu mức thuế trên, góp phần giúp Chính phủ Pháp sẽ có thêm khoản thu ngân sách 210 triệu euro mỗi năm.
Bộ trưởng ngân sách Pháp, Jerome Cahuzac, nói rằng Chính phủ sẽ tranh thủ khoảng thời gian hai năm thuế này có hiệu lực để giảm thâm hụt ngân sách.
Nhấn mạnh quyết định áp thuế này là "hợp lý", ông cho rằng đó không phải là vấn đề "sung công" những đồng tiền mà người dân phải khó nhọc mới kiếm được, với "mỗi công dân cần đóng góp theo điều kiện, khả năng của từng người" vào nỗ lực chung để xử lý tình hình tài chính của đất nước.
Tuy nhiên, biện pháp tăng thuế này có thể làm dấy lên sự phản đối ở nước này.
Giới kinh doanh cho rằng thay vì tăng thuế, Chính phủ Pháp nên giúp giảm chi phí lao động đang ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các công ty Pháp, đồng thời góp phần "thổi" tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên trên 10%.
Tin tức cho hay bản dự thảo ngân sách năm 2013, với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống tương tương 3% GDP so với ước khoảng 4,5% GDP năm 2012, đã vấp phải không ít chỉ trích.
Nguyên do vì bản dự thảo này tập trung quá nhiều vào việc tăng thuế đối với những cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao, trong khi lại chưa đưa ra được đầy đủ các biện pháp để cắt giảm chi tiêu.
Các nhà kinh tế chiến lược lo ngại sự mất cân đối này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đang chịu sức ép phải thực hiện cam kết khi tranh cử là giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Chính phủ của ông dự kiến sẽ phải tiến hành các biện pháp vào đầu năm tới để tăng cường khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm qua và nhịp độ tăng trưởng vẫn dậm chân ở mức 0% trong ba quý trở lại đây./.
Hiệu lực của mức thuế này dự kiến sẽ chỉ kéo dài 2 năm và ước tính sẽ có khoảng 1.500 người Pháp trong diện phải chịu mức thuế trên, góp phần giúp Chính phủ Pháp sẽ có thêm khoản thu ngân sách 210 triệu euro mỗi năm.
Bộ trưởng ngân sách Pháp, Jerome Cahuzac, nói rằng Chính phủ sẽ tranh thủ khoảng thời gian hai năm thuế này có hiệu lực để giảm thâm hụt ngân sách.
Nhấn mạnh quyết định áp thuế này là "hợp lý", ông cho rằng đó không phải là vấn đề "sung công" những đồng tiền mà người dân phải khó nhọc mới kiếm được, với "mỗi công dân cần đóng góp theo điều kiện, khả năng của từng người" vào nỗ lực chung để xử lý tình hình tài chính của đất nước.
Tuy nhiên, biện pháp tăng thuế này có thể làm dấy lên sự phản đối ở nước này.
Giới kinh doanh cho rằng thay vì tăng thuế, Chính phủ Pháp nên giúp giảm chi phí lao động đang ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các công ty Pháp, đồng thời góp phần "thổi" tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên trên 10%.
Tin tức cho hay bản dự thảo ngân sách năm 2013, với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống tương tương 3% GDP so với ước khoảng 4,5% GDP năm 2012, đã vấp phải không ít chỉ trích.
Nguyên do vì bản dự thảo này tập trung quá nhiều vào việc tăng thuế đối với những cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao, trong khi lại chưa đưa ra được đầy đủ các biện pháp để cắt giảm chi tiêu.
Các nhà kinh tế chiến lược lo ngại sự mất cân đối này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đang chịu sức ép phải thực hiện cam kết khi tranh cử là giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Chính phủ của ông dự kiến sẽ phải tiến hành các biện pháp vào đầu năm tới để tăng cường khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm qua và nhịp độ tăng trưởng vẫn dậm chân ở mức 0% trong ba quý trở lại đây./.
Như Mai (TTXVN)