Phát hiện các phân tử cácbon lớn nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn đã phát hiện các phân tử cácbon tròn như trái bóng trong tinh vân bao quanh một ngôi sao lùn trắng trong vũ trụ.
Các nhà thiên văn quốc tế đã phát hiện các phân tử cácbon tròn như trái bóng trong tinh vân bao quanh một ngôi sao lùn trắng trong vũ trụ.

Đây là các phân tử cácbon lớn nhất được phát hiện tồn tại trong vũ trụ từ trước đến nay.

Các nhà thiên văn quốc tế cho biết các phân tử cácbon lớn được hình thành trong phòng thí nghiệm bằng việc cho bốc hơi than chì trong môi trường khí heli, nhưng cho đến nay chưa có phân tử nào lớn như phân tử cácbon vừa được phát hiện trong vũ trụ.

Các nhà thiên văn xác định mỗi phân tử cácbon lớn khác thường này trong vũ trụ chứa tới 60 hoặc 70 phân tử cácbon (C60 và C70) và có kích thước 1 nanomét, lớn gấp 3 lần một phân tử nước.

Các nhà thiên văn phát hiện được các phân tử này do chúng hút ánh sáng hồng ngoại với bước sóng đặc biệt, được coi là "dấu vân tay hóa học" của các phân tử này trong vũ trụ.

Trên cơ sở nhiệt độ đo được trong tinh vân, các nhà thiên văn dự đoán các phân tử C60 và C70 đã hình thành khoảng 100 năm trước và sẽ "biến mất" trong vòng 100 năm nữa.

Các nhà thiên văn quốc tế nhấn mạnh việc phát hiện ra các phân tử cácbon mới này cho thấy trong vũ trụ có thể đang tồn tại vô số phân tử lớn và phức tạp của vật chất.

Các phân tử C60 và C70 rất ổn định, chống được tác động của các tia cực tím giữa các vì sao. Vì vậy, một khi đã hình thành, chúng có thể tồn tại lâu dài trong vũ trụ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục