Một số người dân tại xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn (Bắc Kạn) trong khi tìm cách đi sâu vào trong hang động mới được phát hiện hồi cuối tháng 8 vừa qua đã tìm ra thêm một hang động tuyệt đẹp nữa.
Hang động thứ nhất được phát hiện khi lực lượng thi công nổ mìn phá đá làm Quốc lộ 3B, tại Km 4+800, đoạn qua đèo Áng Toòng. Tuy nhiên, do không được bảo vệ, người dân đã vào hang đập phá gần hết nhũ đá đẹp ở tầng thấp.
Trên thực tế, đây là một quần thể hang động, bởi hang mới phát hiện nằm sâu trong lòng hang thứ nhất ở độ sâu 20 mét.
Ông Nguyễn Duy Nghĩa, Phó Trưởng phòng di tích và di sản thuộc Bảo tàng Bắc Kạn cho biết, so với hang động thứ nhất, hang mới này rộng hơn, dài hơn. Trong hang, gần như toàn bộ các nhũ đá vẫn còn nguyên vẹn.
Hang thứ nhất có chiều dài 120m, rộng rãi, thông thoáng được tạo nên bởi ba động. Hang thứ hai vừa được phát hiện dài đến 350m, có năm động. Các vách đá trong hang chủ yếu là loại đá xít xanh, thỉnh thoảng có lẫn đất và các mạch đá trắng.
Trong lòng hang, ở khoảng 100m đầu tiên, nhũ đá ít, nhưng càng đi sâu vào trong càng xuất hiện nhiều loại nhũ đá với nhiều hình dạng khác nhau như thạch nhũ, thạch rèm trong suốt, mỹ lệ.
Đặc biệt có loại thạch thủy trông giống như nhựa trắng đang chảy và thạch sợi giống như sợi dây bằng đá màu trắng, chỉ to bằng ngón tay, nhiều sợi dài từ 1-2m. Những sợi đá trắng này rất đẹp nhưng rất dễ bị gãy nếu không được bảo vệ.
Nếu nhìn từ trên xuống, đáy của hang mới có nhiều chỗ giống như những đồng tiền cũ, long lanh dưới làn nước mỏng, trong vắt, không một chút đất, bùn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn vào cuộc, đánh giá giá trị của cả hai hang động để có hướng phát triển du lịch bởi hai hang này nằm gần khu du lịch sinh thái Thác Bạc, cách thị xã Bắc Kạn hơn 10km, đường đi lại thuận tiện, môi trường, cảnh quan xung quanh sạch đẹp, thích hợp cho việc thư giãn, nghỉ ngơi…
Tuy nhiên, để giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên của các hang động mới phát hiện, chính quyền địa phương cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn giá trị sinh cảnh cũng như vật thể trong hang, tránh tình trạng người dân thiếu ý thức vào hang đập nhũ, ./.
Hang động thứ nhất được phát hiện khi lực lượng thi công nổ mìn phá đá làm Quốc lộ 3B, tại Km 4+800, đoạn qua đèo Áng Toòng. Tuy nhiên, do không được bảo vệ, người dân đã vào hang đập phá gần hết nhũ đá đẹp ở tầng thấp.
Trên thực tế, đây là một quần thể hang động, bởi hang mới phát hiện nằm sâu trong lòng hang thứ nhất ở độ sâu 20 mét.
Ông Nguyễn Duy Nghĩa, Phó Trưởng phòng di tích và di sản thuộc Bảo tàng Bắc Kạn cho biết, so với hang động thứ nhất, hang mới này rộng hơn, dài hơn. Trong hang, gần như toàn bộ các nhũ đá vẫn còn nguyên vẹn.
Hang thứ nhất có chiều dài 120m, rộng rãi, thông thoáng được tạo nên bởi ba động. Hang thứ hai vừa được phát hiện dài đến 350m, có năm động. Các vách đá trong hang chủ yếu là loại đá xít xanh, thỉnh thoảng có lẫn đất và các mạch đá trắng.
Trong lòng hang, ở khoảng 100m đầu tiên, nhũ đá ít, nhưng càng đi sâu vào trong càng xuất hiện nhiều loại nhũ đá với nhiều hình dạng khác nhau như thạch nhũ, thạch rèm trong suốt, mỹ lệ.
Đặc biệt có loại thạch thủy trông giống như nhựa trắng đang chảy và thạch sợi giống như sợi dây bằng đá màu trắng, chỉ to bằng ngón tay, nhiều sợi dài từ 1-2m. Những sợi đá trắng này rất đẹp nhưng rất dễ bị gãy nếu không được bảo vệ.
Nếu nhìn từ trên xuống, đáy của hang mới có nhiều chỗ giống như những đồng tiền cũ, long lanh dưới làn nước mỏng, trong vắt, không một chút đất, bùn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn vào cuộc, đánh giá giá trị của cả hai hang động để có hướng phát triển du lịch bởi hai hang này nằm gần khu du lịch sinh thái Thác Bạc, cách thị xã Bắc Kạn hơn 10km, đường đi lại thuận tiện, môi trường, cảnh quan xung quanh sạch đẹp, thích hợp cho việc thư giãn, nghỉ ngơi…
Tuy nhiên, để giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên của các hang động mới phát hiện, chính quyền địa phương cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn giá trị sinh cảnh cũng như vật thể trong hang, tránh tình trạng người dân thiếu ý thức vào hang đập nhũ, ./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)