Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL

Vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, hiện là vùng trọng yếu về sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 17 lĩnh vực mà tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên liên kết để phát triển tới năm 2030 là quy hoạch, kế hoạch; sản xuất và xúc tiến thương mại nông nghiệp, thủy sản; du lịch; quản lý nguồn nước, bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu; thu hút đầu tư; thiết lập hệ thống thông tin vùng; và xây dựng thể chế chính sách. Trong ảnh: Nuôi cá tra phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một ưu tiên trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh vùng Tứ giác Long Xuyên. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 2Từ một vùng đất phèn, mặn, sản xuất nông nghiệp kém phát triển, từ năm 1988 đến nay, nhờ chính sách đầu tư khai thác, phát triển của Nhà nước, vùng Tứ giác Long Xuyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, trở thành vùng trọng yếu về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong ảnh: Thu hoạch lúa ở An Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 3Cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 4Chợ nổi Ba Ngàn (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) tấp nập ghe xuồng với bạt ngàn đặc sản hoa trái phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 5Lúa sau thu hoạch được chuyển lên ghe để đưa đi tiêu thụ ở Kiên Giang. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 6Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường luôn được coi trọng ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - một thành tố không tách rời của các hoạt động phát triển trên đảo và dưới biển, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển du lịch xanh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 7Đảo Nam Du, xã An Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) có nguồn lợi hải sản rất phong phú. Từ các loại hải sản, qua quá trình sơ chế và tẩm ướp với những bí quyết riêng, người dân nơi đây chế biến thành vô số loại hải khô. (Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 8Nông dân xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang thu hoạch cá đồng nuôi trong vùng đệm. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 9Dây chuyền lau bóng gạo, xay lúa và sấy lúa với công nghệ hiện đại của Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu Kiên Giang có khả năng cung ứng 30.000-50.000 tấn gạo thành phẩm/tháng. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 10Nông dân xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 11Ngư dân xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi đóng mới tàu đánh bắt cá xa bờ. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 12Nông dân xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phơi thóc vừa thu hoạch vụ Đông Xuân. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 13Khai thác, chế biến thủy sản trở thành lợi thế cạnh tranh với sản lượng tăng mạnh qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân của vùng Tứ giác Long Xuyên. Trong ảnh: Hoạt động mua bán thủy, hải sản tại Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 14Nhờ tham gia các tổ hợp tác tại địa phương, người trồng dứa ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp nâng cao sản lượng, góp phần cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 15Để khai thác hết tiềm năng, lợi thế - nhất là tiềm năng đất đai, Nhà nước đã có nhiều dự án đầu tư vào vùng Tứ giác Long Xuyên, nhờ đó hiệu quả sản xuất tại vùng này tăng lên rõ rệt. Trong ảnh: Cống Tha La kết hợp với giao thông đường bộ thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang tăng cường điều tiết lũ từ Campuchia thoát ra hướng biển Tây và kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên. Đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp trong vùng dự án trước tác động thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự thay đổi khác từ thượng nguồn sông Mekong. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 16Thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (An Giang). (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 17Khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang). (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 18Nông dân huyện An Phú (An Giang) thu hoạch lúa Hè Thu. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 19Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 20Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất hằng năm của các tỉnh khu vực Tứ giác Long Xuyên. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 21Hộ gia đình ở phường Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ) nuôi cá tra thương phẩm liên kết với Công ty CP đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI (Tập đoàn Sao Mai), mỗi năm thu hoạch khoảng 150 tấn cá thương phẩm, thu lãi 600-700 triệu đồng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 22Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 23Nông dân chuyển hoa dưới ghe lên bán tại các chợ hoa ở thành phố Cần Thơ trong dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 24Công ty CP May MEKO (Cần Thơ) giảm được đáng kể tiền điện do thay thế chiếu sáng bằng bóng đèn led và môtơ tự ngắt. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 25Giai đoạn 2017-2020, thành phố Cần Thơ ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực nuôi cá tra, xây dựng vùng ương nuôi cá tra tập trung phù hợp với quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 26Thu hoạch lúa Đông Xuân ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 27Đóng gói sản phẩm mì tại Công ty Cổ phần thực phẩm Safoco, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) ở thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 28Cảng Tân Cảng-Thốt Nốt (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại Cần Thơ có khả năng tiếp nhận tàu 2.000 tấn, đảm nhiệm việc thu gom, tập kết, thông quan hàng hóa, xếp dỡ container hàng xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 29Nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thu hoạch lúa Đông Xuân trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 30Nông dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phơi lúa sau thu hoạch để bán cho thương lái. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 31Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh: TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 32Thi công xây dựng cống thủy lợi Cái Bé, xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 33Nhiều năm trở lại đây, cây ớt ở An Giang đã khẳng định là loại cây màu có hiệu quả, giá trị kinh tế cao, trồng tập trung nhiều nhất ở các huyện Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 34Thu hoạch lúa Hè Thu 2020 sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 35Hộ gia đình ở xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang phát triển nuôi cá lồng, mỗi năm đạt sản lượng từ 400-500 tấn, doanh thu hơn 10 tỷ đồng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 36Tỉnh Kiên Giang vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Phú Quốc. Trong ảnh: Một góc khu đô thị mới đang được xây dựng thị trấn An Thới. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 37Từ một vùng đất phèn, mặn, sản xuất nông nghiệp kém phát triển, từ năm 1988 đến nay, nhờ chính sách đầu tư khai thác, phát triển của Nhà nước, vùng Tứ giác Long Xuyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, trở thành vùng trọng yếu về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong ảnh: Cánh đồng lớn - mô hình kiểu mẫu phát triển nông nghiệp nông nghệ cao ở An Giang. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 38Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích cây tiêu hơn 860ha, tập trung ở 4 huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Phú Quốc, Kiên Lương. Trong ảnh: Phơi khô hạt tiêu ở xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 39Đóng bao, vận chuyển gạo xuất khẩu tại Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 40Khai thác, chế biến thủy sản trở thành lợi thế cạnh tranh với sản lượng tăng mạnh qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân của vùng Tứ giác Long Xuyên. Trong ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty TNHH Huy Nam (Kiên Giang). (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 41Công ty TNHH sản xuất Vạn Ý (khu công nghiệp Trà Nóc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) sản xuất, gia công giầy dép tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phát triển bền vững Tứ giác Long Xuyên - Vùng kinh tế động lực ĐBSCL ảnh 42Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục