Không phải ngẫu nhiên mà năng suất càphê ở Việt Nam luôn cao nhất thế giới và gấp 3 lần mức bình quân thế giới. Hiện tại năng suất bình quân của thế giới là 7 tạ nhân/ha, còn tại Việt Nam lên tới 2 tấn/ha.
Lý giải điều này, tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết giải pháp kỹ thuật chăm sóc càphê ở Tây Nguyên -vựa càphê của Việt Nam-được coi là độc đáo, chỉ ở Việt Nam mới áp dụng, trên thế giới chưa có. Đó là kỹ thuật “trồng âm”- đưa bầu rễ xuống sâu hơn so với cách trồng của thế giới.
Cạnh mỗi gốc cây càphê, thường tạo một chiếc bồn diện tích 4m2, dự trữ được hơn 1.000 lít nước. Mỗi khi vào mùa mưa, nước mưa sẽ chảy và trữ ở trong các bồn này, nhờ vậy mà nước mưa không làm trôi đất, chống được xói mòn và trữ được nước tưới cho cây trong mùa khô.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng là đơn vị đi đầu trong việc chọn tạo các giống cây càphê. Trong nhiều năm trở lại đây, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận nhiều giống càphê mới như TN4, TN5, TN6, TN7, TN8. TN11, TN12, TN13, TN14.
Trong khi bệnh gỉ sắt là bệnh gây hại lớn nhất cho càphê ở Việt Nam thì các giống này lại có ưu điểm kháng được bệnh gỉ sắt trên lá.
Trong vòng 3 thập kỷ qua, diện tích và năng suất càphê Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu như năm 1980, cả nước chỉ có 22.500ha, năng suất bình quân 0,78 tấn/ha với sản lượng khoảng 8.400 tấn thì đến năm 1990, diện tích đã tăng lên đến 119.000ha, năng suất đạt 1,4 tấn/ha và sản lượng 92.000 tấn. Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 500.000ha, trong đó trên 90% diện tích càphê tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với năng suất bình quân 1,8-2,0 tấn/ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt đã đặt ra nhiều vấn đề với cây càphê, như không kiểm soát được chất lượng cây giống, kèm theo đó là nhiều vấn đề về quy hoạch, nguồn nước, môi trường.
Đặc biệt, diện tích càphê già cỗi ở là cây có độ tuổi trên 20 năm sinh trưởng kém, năng suất thấp, dưới 1tấn/ha đang ngày một tăng nhanh đe doạ trực tiếp đến sự ổn định bền vững của ngành càphê.
Chính vì vậy, việc cải tạo cây càphê Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, ông Báu khẳng định.
Theo ông Báu, để thay thế các vườn càphê già cỗi không có cách nào khác là chúng ta phải tiến hành tái canh và viện cũng đã đua ra giải pháp mới là giải pháp ghép chồi giống mới lên những gốc cây càphê đã già cỗi với nhiều ưu điểm so với trồng cây càphê mới bằng hạt. Phương pháp ghép chồi có nhiều ưu điểm như chi phí thấp hơn, cho thu hoạch sớm, năng suất cao, kháng bệnh tốt hơn.
Đề cập đến những khó khăn về kinh phí, vị Viện trưởng này cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cây càphê, mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp hoặc tư nhân tham gia sẽ được hỗ trợ 50%.
Tuy thế, đây cũng đang là thời điểm giá càphê rất cao, trên dưới 50.000 đồng/kg, năng suất vườn càphê dù thấp đến mức chỉ 1 tấn/ha thì nông dân vẫn có lãi. Bởi vậy, việc cải tạo vườn cả phê đang gặp nhiều trở ngại do nông dân chưa muốn chặt bỏ cây già để tái canh.
Điều này kéo theo hệ quả là khi giá càphê xuống dưới 20.000 đồng kg, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ để trồng cây mới, gây áp lực thiếu cây giống. Nếu ngành không chuẩn bị sẵn nguồn chồi giống đủ đáp ứng nhu cầu này sẽ lặp lại tình trạng những năm 1995-2000, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ trồng cây mới bằng những giống kém chất lượng mua trôi nổi trên thị trường.
Vì thực tế này, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên kiến nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung cần quan tâm phát triển các vườn nhân chồi giống, đáp ứng nhu cầu cải tạo các vườn càphê.
Nông sản này hàng năm mang về lượng ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu. 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu 958.000 tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 72,2% về giá trị so với năm 2010.
Theo quy hoạch, diện tích càphê Việt Nam đến năm 2020 chỉ ổn định ở 500.000ha, giảm 50.000ha so với hiện nay nhưng năng suất phải tăng để nâng sản lượng. Bởi vậy, yêu cầu cải tạo chất lượng cây giống càphê là cấp thiết./.
Lý giải điều này, tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết giải pháp kỹ thuật chăm sóc càphê ở Tây Nguyên -vựa càphê của Việt Nam-được coi là độc đáo, chỉ ở Việt Nam mới áp dụng, trên thế giới chưa có. Đó là kỹ thuật “trồng âm”- đưa bầu rễ xuống sâu hơn so với cách trồng của thế giới.
Cạnh mỗi gốc cây càphê, thường tạo một chiếc bồn diện tích 4m2, dự trữ được hơn 1.000 lít nước. Mỗi khi vào mùa mưa, nước mưa sẽ chảy và trữ ở trong các bồn này, nhờ vậy mà nước mưa không làm trôi đất, chống được xói mòn và trữ được nước tưới cho cây trong mùa khô.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng là đơn vị đi đầu trong việc chọn tạo các giống cây càphê. Trong nhiều năm trở lại đây, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận nhiều giống càphê mới như TN4, TN5, TN6, TN7, TN8. TN11, TN12, TN13, TN14.
Trong khi bệnh gỉ sắt là bệnh gây hại lớn nhất cho càphê ở Việt Nam thì các giống này lại có ưu điểm kháng được bệnh gỉ sắt trên lá.
Trong vòng 3 thập kỷ qua, diện tích và năng suất càphê Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu như năm 1980, cả nước chỉ có 22.500ha, năng suất bình quân 0,78 tấn/ha với sản lượng khoảng 8.400 tấn thì đến năm 1990, diện tích đã tăng lên đến 119.000ha, năng suất đạt 1,4 tấn/ha và sản lượng 92.000 tấn. Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 500.000ha, trong đó trên 90% diện tích càphê tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với năng suất bình quân 1,8-2,0 tấn/ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt đã đặt ra nhiều vấn đề với cây càphê, như không kiểm soát được chất lượng cây giống, kèm theo đó là nhiều vấn đề về quy hoạch, nguồn nước, môi trường.
Đặc biệt, diện tích càphê già cỗi ở là cây có độ tuổi trên 20 năm sinh trưởng kém, năng suất thấp, dưới 1tấn/ha đang ngày một tăng nhanh đe doạ trực tiếp đến sự ổn định bền vững của ngành càphê.
Chính vì vậy, việc cải tạo cây càphê Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, ông Báu khẳng định.
Theo ông Báu, để thay thế các vườn càphê già cỗi không có cách nào khác là chúng ta phải tiến hành tái canh và viện cũng đã đua ra giải pháp mới là giải pháp ghép chồi giống mới lên những gốc cây càphê đã già cỗi với nhiều ưu điểm so với trồng cây càphê mới bằng hạt. Phương pháp ghép chồi có nhiều ưu điểm như chi phí thấp hơn, cho thu hoạch sớm, năng suất cao, kháng bệnh tốt hơn.
Đề cập đến những khó khăn về kinh phí, vị Viện trưởng này cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cây càphê, mỗi hécta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp hoặc tư nhân tham gia sẽ được hỗ trợ 50%.
Tuy thế, đây cũng đang là thời điểm giá càphê rất cao, trên dưới 50.000 đồng/kg, năng suất vườn càphê dù thấp đến mức chỉ 1 tấn/ha thì nông dân vẫn có lãi. Bởi vậy, việc cải tạo vườn cả phê đang gặp nhiều trở ngại do nông dân chưa muốn chặt bỏ cây già để tái canh.
Điều này kéo theo hệ quả là khi giá càphê xuống dưới 20.000 đồng kg, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ để trồng cây mới, gây áp lực thiếu cây giống. Nếu ngành không chuẩn bị sẵn nguồn chồi giống đủ đáp ứng nhu cầu này sẽ lặp lại tình trạng những năm 1995-2000, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cũ trồng cây mới bằng những giống kém chất lượng mua trôi nổi trên thị trường.
Vì thực tế này, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên kiến nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung cần quan tâm phát triển các vườn nhân chồi giống, đáp ứng nhu cầu cải tạo các vườn càphê.
Nông sản này hàng năm mang về lượng ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu. 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu 958.000 tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 72,2% về giá trị so với năm 2010.
Theo quy hoạch, diện tích càphê Việt Nam đến năm 2020 chỉ ổn định ở 500.000ha, giảm 50.000ha so với hiện nay nhưng năng suất phải tăng để nâng sản lượng. Bởi vậy, yêu cầu cải tạo chất lượng cây giống càphê là cấp thiết./.
Ngọc Dung (Vietnam+)