Phát triển thành công phương pháp điều trị đơn giản bệnh nhân suy tim

Phương pháp đơn giản, không yêu cầu phải sử dụng những thiết bị xử lý ở cấp độ tế bào nên rất dễ dàng đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện mà không cần các chuyên gia phải trực tiếp thực hiện.
Phát triển thành công phương pháp điều trị đơn giản bệnh nhân suy tim ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: interestingengineering)

Các chuyên gia đến từ Đại học Osaka, Nhật Bản vừa phát triển thành công một phương pháp điều trị mới dành cho các bệnh nhân bị suy tim bằng cách phun trực tiếp tế bào gốc lên bề mặt tim.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp này sẽ được triển khai áp dụng trong 3 đến 5 năm tới.

Phương pháp này là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia do giáo sư Yoshiki Sawa, chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, dẫn đầu.

Phương pháp đơn giản, không yêu cầu phải sử dụng những thiết bị xử lý ở cấp độ tế bào nên rất dễ dàng đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện mà không cần các chuyên gia phải trực tiếp thực hiện.

[Phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn - xu hướng mới điều trị bệnh tim mạch]

Phương pháp này hướng tới những bệnh nhân bị tim mãn tính do thiếu máu cục bộ, tình trạng các cơ tim không được cung cấp đủ máu. Nếu tình trạng này xấu đi sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử cơ tim, từ đó làm suy giảm chức năng bơm máu đi toàn cơ thể của trái tim.

Biện pháp mới bao gồm bước phun tế bào gốc trung mô trong các dung dịch gắn kết lên bề mặt tim của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật động mạch vành nhân tạo. Quy trình này diễn ra trong chưa đầy một phút.

Việc thực hiện quy trình này trong quá trình phẫu thuật động mạch vành nhân tạo sẽ giúp hồi phục chức năng của tim.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng với biện pháp này dưới sự giám sát của các bác sỹ chuyên khoa tại Bệnh viện Đại học Osaka để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả trước khi xin cấp phép đưa biện pháp này vào ứng dụng trong chăm sóc y tế cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Sawa cũng từng phát triển một phương pháp điều trị khác, bao gồm cấy ghép các "mảng" tế bào cơ tim có được từ quá trình nuôi cấy các tế bào lấy từ bắp đùi.

Hiện phương pháp này đã được đưa vào áp dụng nhưng không phổ biến vì đòi hỏi thiết bị xử lý ở cấp độ tế bào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.