Trong một thông cáo báo chí ra ngày 26/5, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tếCampuchia cho biết "phiên xét xử công khai sẽ tập trung vào các biện pháp bảotồn đền Preah Vihear."
Phiên xét xử được tiến hành theo đề nghị của Campuchia ngày 28/4 về việc làm rõphán quyết của ICJ năm 1962 về những vấn đề liên quan tới ngôi đền cổ nói trên.Bên cạnh đó, Campuchia cũng yêu cầu ICJ đưa ra các biện pháp bảo tồn ngôi đềnnày.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Campuchia ngày 29/4 tuyên bố nước này coi việc áp dụngcác biện pháp bảo tồn đền Preah Vihear là điều tất yếu để thiết lập một lệnhngừng bắn lâu dài giữa Campuchia và Thái Lan trong vụ tranh chấp biên giới, giúptránh thương vong cho cả hai bên và bảo vệ ngôi đền khỏi bị phá hủy nghiêm trọngcho tới khi phán quyết năm 1962 của ICJ được làm sáng tỏ.
Năm 1962, ICJ ra phán quyết cho rằng đền Preah Vihear thuộc Campuchia. Xung độtbiên giới giữa Thái Lan và Campuchia nổ ra chỉ một tuần sau khi Thái Lan tuyênbố chủ quyền đối với 4,6 km2 gần ngôi đền.
Kể từ đó, hai bên đã triển khai các lực lượng quân sự dọc khu vực biên giới,trong khi liên tục xảy ra nhiều cuộc đụng độ gây thiệt hại về người cho cả haibên.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 26/5, Bộ trưởng Quốc phòng Thái LanPrawit Wongsuwan đã xác nhận cuộc họp của Uỷ ban Phân định biên giới chung (GBC)giữa Thái Lan và Campuchia sẽ được tổ chức sau khi một phái đoàn giám sát đượctriển khai tới khu vực tranh chấp.
Thỏa thuận trên đã được ông Wongsuwan và người đồng cấp Campuchia Tea Banh nhấttrí tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) lần thứ 5 của Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta, Indonesia hồi tuần trước.
Theo thỏa thuận, một phái đoàn giám sát gồm 9 người thuộc ba nước Thái Lan,Campuchia và Indonesia, sẽ được triển khai tới các khu vực tranh chấp giữa TháiLan và Campuchia. Tuy nhiên, phái đoàn này sẽ không vào khu vực tranh chấp 4,6km2 gần đền Preah Vihear./.