Một góc đẹp của trung tâm thành phố Nam Định nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách thăm quan Bảo tàng Dệt may Nam Định. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bảo tàng là nơi lưu giữ hiện vật và những câu chuyện của hơn 100 năm lịch sử Nhà máy Dệt Nam Định(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bảo tàng hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật của các công nhân một thời vừa sản xuất vừa chiến đấu ác liệt… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những vật dụng sinh hoạt sang trọng của Giám đốc Nhà máy Dệt người Pháp đối lập với đồ dùng của công nhân người Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đặc biệt, Bảo tàng còn trưng bày những hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau những lần Người về thăm và làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những đồ dùng Bác Hồ từng sử dụng khi đến ở Nhà máy Dệt Nam Định. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đã từng có một thời về Nam Định, chỉ cần hỏi gánh chèo Đặng Xá (làng Đặng Xá, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) thì già trẻ, lớn bé, gái trai ai cũng biết và có thể kể vanh vách những vở chèo họ đã từng được xem. Nhưng thực tế đáng buồn là hiện nay chèo Đặng Xá đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đứng trước nguy cơ mai một, (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với lòng đam mê, yêu nghề, yêu tiếng trống và những làn điệu chèo mượt mà, thiết tha của một bộ môn nghệ thuật giàu truyền thống, những nghệ sỹ đất thành Nam vẫn đang nỗ lực gắn bó với nghề trên sân khấu Nhà hát Chèo Nam Định. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đều đặn mỗi tuần có một buổi diễn của các nghệ sỹ Nhà hát Chèo Nam Định. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bảo tàng Đồng Quê nằm khiêm nhường tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong số hiếm hoi Bảo tàng về văn hóa đồng quê do tư nhân thành lập. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hình ảnh các vật dụng trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay được tái hiện trong không gian này, giúp du khách như được sống lại những ký ức của một thời xa xưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những chiếc trống cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách trải nghiệm không gian bảo tàng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bảo tàng là một dự án văn hóa do nhà giáo Ngô Thị Khiếu sáng lập. Được khởi công từ đầu năm 2011 và phải tới năm 2015 mới chính thức hoàn thiện. Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận bà Ngô Thị Khiếu là người sáng lập Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bà Ngô Thị Kiếu giới thiệu với du khách bộ sưu tập tiền cổ của Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đến thành Nam không thể không ghé chân đến làng nghề Kèn đồng Phạm Pháo nổi tiếng. Không chỉ sử dụng thành thạo kèn Tây, người làng Phạm Pháo còn nắm được kỹ thuật sửa kèn, thậm chí có thể sản xuất để rồi hình thành làng nghề làm kèn đồng ở xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã hơn 70 năm nay. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng ngày, những chiếc kèn đồng có nhiều chi tiết phức tạp vẫn được đôi bàn tay tài hoa của người thợ làng Phạm Pháo làm ra. Hầu hết các công đoạn đều được làm thủ công, ngay cả đánh bóng và tạo âm. Các công đoạn chế tác tưởng chừng thô sơ nhưng những chiếc kèn Tây ra đời từ đây đều được đánh giá cao về chất lượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Cường là truyền nhân thứ 2 trong gia đình làm nghề kèn đồng có tiếng ở làng. Ông Cường cho biết, những ống đồng được cán phẳng, gò tay thành một chiếc kèn và chỉ sử dụng máy uốn tự chế, máy tiện cho các chi tiết và công đoạn khó. Tới nay, thế hệ tứ tư trong gia đình ông Cường vẫn tiếp tục nối nghiệp cha ông. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)