Sau một thời gian dài hứng chịu khô-mặn, các cánh đồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu chỉ còn lại một màu đất “chết,” khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bà Chương Thị Nương và các cháu ngồi buồn rầu giữa cánh đồng lúa chết. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Vĩnh Lợi, hiện nay trên địa bàn đã có hơn 12.000ha lúa bị thiệt hại do khô, mặn kéo dài. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, do nắng nóng kéo dài nên nhiều vùng đất đai cũng đã bị nứt nẻ, khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một số cánh đồng lúa chết khô. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những đứa trẻ cũng biết buồn vì vụ mùa thất thu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhìn sang tỉnh Bến Tre, phần lớn diện tích lúa vụ Tài Nguyên cũng đã bị chết khô do 'khát' nước ngọt. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhiều cánh đồng lúa ở tỉnh Cà Mau cũng đã mất đi 'sự sống.' (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đi khắp các cánh đồng miền Tây giờ đây chỉ hiện ra một màu đất 'chết,' khô khốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+). (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ông Chương Buôl, 83 tuổi ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ngồi buồn rầu giữa đồng ruộng khô cháy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những cánh đồng lúa của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nay cũng đã bị khô cháy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nghe tin nước lũ về, người dân ở các huyện An Biên, An Biên, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang đã triển khai cày xới ruộng chờ gieo giống làm vụ mới. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, không những cánh đồng lúa bị ảnh hưởng mà các loại cây trồng khác cũng bị chết khô do nắng nóng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trồng lúa gặp nhiều khó khăn, một số hộ dân ở huyện Vĩnh Lợi đành phải bán ruộng để lấy tiền trang trải cuộc sống. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Vietnam+)