Ngày 10/9, trong thông điệp gửi Hội nghị về giới và tiến bộ của phụ nữ tổ chức tại Brussel, Bỉ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon một lần nữa khẳng định phụ nữ có vai trò không thể thiếu trong các hoạt động gìn giữ và kiến tạo hòa bình trên thế giới.
Phụ nữ là “đối tác không thể thay thế” trong tất cả các lĩnh vực gìn giữ, kiến tạo và củng cố hòa bình, từ hòa giải đến phục hồi kinh tế và đoàn kết xã hội. Bất cứ khi nào và ở đâu phụ nữ bị loại trừ khỏi vai trò đối tác này do những mưu toan chia rẽ hoặc trì trệ, thế giới phải được cảnh báo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moo cho biết.
Ông nhấn mạnh với Nghị quyết 1325 được nhất trí thông qua 10 năm trước đây, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đề cao tầm quan trọng của việc tham gia bình đẳng và can dự đầy đủ của phụ nữ trong các vấn đề hòa bình và an ninh, nâng cao nhận thức về những vấn đề mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt cả trong và sau xung đột cũng như tăng cường các cam kết của Liên hợp quốc đối phó với những thách thức này.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng trên thực tế, điều đáng buồn là phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục bị phân biệt đối xử và trở thành nạn nhân về giới trong các cuộc xung đột vũ trang mà kẻ phạm tội không bị trừng phạt. Cuộc cưỡng hiếp tập thể tàn bạo hơn 500 phụ nữ mới đây ở Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy cộng đồng thế giới vẫn không bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định việc Liên hợp quốc thành lập cơ quan “Phụ nữ Liên hợp quốc” trên cơ sở sáp nhập bốn cơ quan và văn phòng của Liên hợp quốc gồm Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM), Vụ Tiến bộ của phụ nữ (DAW), Văn phòng cố vấn đặc biệt về vấn đề giới (OSAGI) và Viện quốc tế Liên hợp quốc về nghiên cứu và đào tạo vì tiến bộ của phụ nữ (UN-INSTRAW) sẽ tạo điều kiện để Liên hợp quốc trợ giúp tốt hơn các nước thành viên thúc đẩy bình đẳng giới cũng như bảo vệ và tôn trong các quyền mà phụ nữ được trao.
Phụ nữ không chỉ hiện diện trên bàn đàm phán mà tiếng nói của họ phải được lắng nghe. Phụ nữ không chỉ phục vụ trong lực lượng cảnh sát và gìn giữ hòa bình mà phải tác động đến quá trình hoạch định chính sách.
Trong các diễn biến khác có liên quan, cùng ngày, Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã nhất trí bầu bà Joan E. Donoghue, người Mỹ làm thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc ở Hà Lan.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) cũng thông báo hơn 40 thành viên của cơ quan “Phụ nữ Liên hợp quốc” sẽ được bầu vào đầu tháng 11 tới./.
Phụ nữ là “đối tác không thể thay thế” trong tất cả các lĩnh vực gìn giữ, kiến tạo và củng cố hòa bình, từ hòa giải đến phục hồi kinh tế và đoàn kết xã hội. Bất cứ khi nào và ở đâu phụ nữ bị loại trừ khỏi vai trò đối tác này do những mưu toan chia rẽ hoặc trì trệ, thế giới phải được cảnh báo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moo cho biết.
Ông nhấn mạnh với Nghị quyết 1325 được nhất trí thông qua 10 năm trước đây, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đề cao tầm quan trọng của việc tham gia bình đẳng và can dự đầy đủ của phụ nữ trong các vấn đề hòa bình và an ninh, nâng cao nhận thức về những vấn đề mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt cả trong và sau xung đột cũng như tăng cường các cam kết của Liên hợp quốc đối phó với những thách thức này.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng trên thực tế, điều đáng buồn là phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục bị phân biệt đối xử và trở thành nạn nhân về giới trong các cuộc xung đột vũ trang mà kẻ phạm tội không bị trừng phạt. Cuộc cưỡng hiếp tập thể tàn bạo hơn 500 phụ nữ mới đây ở Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy cộng đồng thế giới vẫn không bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định việc Liên hợp quốc thành lập cơ quan “Phụ nữ Liên hợp quốc” trên cơ sở sáp nhập bốn cơ quan và văn phòng của Liên hợp quốc gồm Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM), Vụ Tiến bộ của phụ nữ (DAW), Văn phòng cố vấn đặc biệt về vấn đề giới (OSAGI) và Viện quốc tế Liên hợp quốc về nghiên cứu và đào tạo vì tiến bộ của phụ nữ (UN-INSTRAW) sẽ tạo điều kiện để Liên hợp quốc trợ giúp tốt hơn các nước thành viên thúc đẩy bình đẳng giới cũng như bảo vệ và tôn trong các quyền mà phụ nữ được trao.
Phụ nữ không chỉ hiện diện trên bàn đàm phán mà tiếng nói của họ phải được lắng nghe. Phụ nữ không chỉ phục vụ trong lực lượng cảnh sát và gìn giữ hòa bình mà phải tác động đến quá trình hoạch định chính sách.
Trong các diễn biến khác có liên quan, cùng ngày, Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã nhất trí bầu bà Joan E. Donoghue, người Mỹ làm thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc ở Hà Lan.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) cũng thông báo hơn 40 thành viên của cơ quan “Phụ nữ Liên hợp quốc” sẽ được bầu vào đầu tháng 11 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)