Ngày 4/1, Văn phòng Chính phủ ra thông báo số 04/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp làm việc với Bộ tư Pháp ngày 13/12/2011 vừa qua.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực và kết quả công tác quan trọng, toàn diện của ngành Tư pháp đạt được trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII, nhất là kết quả công tác năm 2011; khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bộ Tư pháp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giúp Chính phủ hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội giao đảm bảo tiến độ và chất lượng; giữ vai trò tiên phong trong việc chấp hành kỷ cương, chính sách pháp luật và có nhiều giải pháp đưa luật vào cuộc sống.
Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49NQ/TW của Bộ Chính trị. Đội ngũ cán bộ tư pháp lớn mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tư pháp vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn, thách thức, đó là hệ thống pháp luật cồng kềnh, mâu thuẫn, chồng chéo, khó tiếp cận; tình trạng soạn thảo, thẩm định, trình ban hành văn bản chậm tiến độ vẫn còn, trong đó có việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa rõ nét, vẫn còn có khoảng cách giữa hoạch định chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; số lượng án tồn đọng trong công tác thi hành án dân sự còn lớn, tỷ lệ án chưa có điều kiện thi hành trên tổng số án phải thi hành ở nhiều nơi còn cao; năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp, hộ tịch, chứng thực còn bất cập, hạn chế; thể chế trong các lĩnh vực luật sư, công chứng còn nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; việc tham mưu giúp Chính phủ giải quyết các tranh chấp thương mại còn lúng túng, bị động; hệ thống tổ chức của ngành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, giúp Chính phủ hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng việc tổng kết thi hành Hiến pháp; đề ra các chủ trương, biện pháp triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh nhiệm kỳ 2011-2016; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ phải cơ bản xây dựng xong hệ thống pháp luật của đất nước mà Chương trình Quốc hội đã thông qua.
Ngành cần khẩn trương hình thành cơ chế thực hiện công tác theo dõi chung về thi hành pháp luật; tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự; chủ động đề xuất những nội dung cải cách tư pháp một cách quyết liệt; nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động hành chính tư pháp.
Bên cạnh đó, ngành Tư pháp cần tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo luật và các chức danh tư pháp; thực sự trở thành cơ quan tham mưu cho Chính phủ về những vấn đề pháp lý.../.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực và kết quả công tác quan trọng, toàn diện của ngành Tư pháp đạt được trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII, nhất là kết quả công tác năm 2011; khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bộ Tư pháp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giúp Chính phủ hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội giao đảm bảo tiến độ và chất lượng; giữ vai trò tiên phong trong việc chấp hành kỷ cương, chính sách pháp luật và có nhiều giải pháp đưa luật vào cuộc sống.
Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49NQ/TW của Bộ Chính trị. Đội ngũ cán bộ tư pháp lớn mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tư pháp vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn, thách thức, đó là hệ thống pháp luật cồng kềnh, mâu thuẫn, chồng chéo, khó tiếp cận; tình trạng soạn thảo, thẩm định, trình ban hành văn bản chậm tiến độ vẫn còn, trong đó có việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa rõ nét, vẫn còn có khoảng cách giữa hoạch định chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; số lượng án tồn đọng trong công tác thi hành án dân sự còn lớn, tỷ lệ án chưa có điều kiện thi hành trên tổng số án phải thi hành ở nhiều nơi còn cao; năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp, hộ tịch, chứng thực còn bất cập, hạn chế; thể chế trong các lĩnh vực luật sư, công chứng còn nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; việc tham mưu giúp Chính phủ giải quyết các tranh chấp thương mại còn lúng túng, bị động; hệ thống tổ chức của ngành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, giúp Chính phủ hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng việc tổng kết thi hành Hiến pháp; đề ra các chủ trương, biện pháp triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh nhiệm kỳ 2011-2016; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ phải cơ bản xây dựng xong hệ thống pháp luật của đất nước mà Chương trình Quốc hội đã thông qua.
Ngành cần khẩn trương hình thành cơ chế thực hiện công tác theo dõi chung về thi hành pháp luật; tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự; chủ động đề xuất những nội dung cải cách tư pháp một cách quyết liệt; nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động hành chính tư pháp.
Bên cạnh đó, ngành Tư pháp cần tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo luật và các chức danh tư pháp; thực sự trở thành cơ quan tham mưu cho Chính phủ về những vấn đề pháp lý.../.
(TTXVN/Vietnam+)