Ngay từ ngày 13/3, Ban quản lý Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã thông báo đóng cửa di tích. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Với diễn biến vô cùng phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, chưa biết tới ngày nào di tích mới có thể mở cửa trở lại đón du khách. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những người dân thường ngày vẫn có thể đi bộ thể dục xung quanh khu vườn của Văn Miếu thì nay di tích đóng cửa, không còn lối vào. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hoàng thành Thăng Long dừng đón khách từ ngày 14/3 và Trung tâm Bảo tồn Thăng Long – Hà Nội thông báo sẽ mở cửa trở lại theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những ngày này ở Hoàng thành chỉ còn đội bảo vệ và nhân viên vệ sinh môi trường khu di tích lặng lẽ làm việc. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lăng Bác-Quảng trường Ba Đình là địa điểm du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến Thủ đô cũng muốn ghé qua đã đóng cửa từ ngày 23/3. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chùa Trấn Quốc được ví như 'đóa sen' nở trên mặt nước Hồ Tây vốn thu hút rất đông tín đồ Phật tử, khách thăm quan, du lịch trong và ngoài nước nay cũng cửa đóng then cài. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail của Anh bình chọn.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đền Quán Thánh, địa điểm tâm linh nổi tiếng Hà Nội, là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa dừng đón khách từ ngày 10/3. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tụ điểm sầm uất nối tiếng của Hà Nội nay lặng lẽ đến lạ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Khu phố Tây Tạ Hiện vốn đông đúc là thế nay cũng thưa thớt bóng người do hàng quán đóng cửa theo khuyến cáo của thành phố. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trên những khu phố cổ vốn đông đúc hàng quán, tấp nập du khách nay chỉ còn lác đác quán phục vụ với thông báo không nhận khách tại chỗ, chỉ 'bán mang về' như thế này. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)