Thời gian gần đây, sau khi thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam tích nước phát điện, nhiều đối tượng đầu nậu lợi dụng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 rộng để đánh bắt cá bằng xung điện, khai thác vận chuyển gỗ, khai thác vàng sa khoáng trái phép tại vùng ven lòng hồ với quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường lòng hồ.
Lợi dụng việc địa phương cho phép khai thác gỗ tận thu vùng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2, lâm tặc đã đốn hạ không thương tiếc hàng ngàn cây rừng ở các khu ngoài vạch ngập nước để trục lợi. Hàng chục điểm khai thác vàng trái phép với đầy đủ máy móc thiết bị chuyên nghiệp, khai thác liên tục ngày đêm ở các khu rừng đầu nguồn hẻo lánh ven lòng hồ Sông Tranh cũng đã xuất hiện.
Các tụ điểm này đều dùng chất Xianua - một loại hóa chất cực độc để lọc lấy vàng và xả nước thải trực tiếp xuống lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Sau khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, lượng cá tự nhiên tại đây sinh sản và phát triển khá nhanh. Địa phương cũng đã thả nuôi hàng trăm nghìn con cá giống các loại nên số lượng cá trong lòng hồ rất lớn, dễ đánh bắt.
Gần đây đã xuất hiện hàng chục chiếc ghe máy của những đối tượng lạ, không phải là người dân địa phương dùng xung điện cực mạnh để vây bắt cá. Tuy nhiên, việc truy bắt, đẩy đuổi rất khó khăn. Điều đáng nói là thông tin các đợt truy bắt, đẩy đuổi thường bị lộ, các đối tượng đã dùng điện thoại di động, mật hiệu để liên lạc và lẩn trốn trước khi lực lượng chức năng đến nơi. Chính quyền huyện Bắc Trà My đang chỉ đạo ráo riết, quyết tâm triển khai các biện pháp mạnh để ngăn chặn.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My cho biết chính quyền địa phương quyết tâm vào cuộc dùng biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp khai thác vận chuyển gỗ, đào đãi vàng trái phép và cương quyết ngăn chặn nạn đánh bắt cá bằng xung điện, bảo vệ môi trường và nguồn thủy sản lâu dài cho người dân địa phương; đồng thời, bảo vệ công trình thủy điện Sông Tranh.
Hiện nay nguồn nước từ lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện đang được nhiều người dân ven lòng hồ và vùng hạ du dùng để sinh hoạt, tưới tiêu, thậm chí có một số người dân bản địa còn dùng để uống. Việc bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước lòng hồ không bị ô nhiểm là việc làm rất cần thiết và cấp bách./.
Lợi dụng việc địa phương cho phép khai thác gỗ tận thu vùng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2, lâm tặc đã đốn hạ không thương tiếc hàng ngàn cây rừng ở các khu ngoài vạch ngập nước để trục lợi. Hàng chục điểm khai thác vàng trái phép với đầy đủ máy móc thiết bị chuyên nghiệp, khai thác liên tục ngày đêm ở các khu rừng đầu nguồn hẻo lánh ven lòng hồ Sông Tranh cũng đã xuất hiện.
Các tụ điểm này đều dùng chất Xianua - một loại hóa chất cực độc để lọc lấy vàng và xả nước thải trực tiếp xuống lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Sau khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, lượng cá tự nhiên tại đây sinh sản và phát triển khá nhanh. Địa phương cũng đã thả nuôi hàng trăm nghìn con cá giống các loại nên số lượng cá trong lòng hồ rất lớn, dễ đánh bắt.
Gần đây đã xuất hiện hàng chục chiếc ghe máy của những đối tượng lạ, không phải là người dân địa phương dùng xung điện cực mạnh để vây bắt cá. Tuy nhiên, việc truy bắt, đẩy đuổi rất khó khăn. Điều đáng nói là thông tin các đợt truy bắt, đẩy đuổi thường bị lộ, các đối tượng đã dùng điện thoại di động, mật hiệu để liên lạc và lẩn trốn trước khi lực lượng chức năng đến nơi. Chính quyền huyện Bắc Trà My đang chỉ đạo ráo riết, quyết tâm triển khai các biện pháp mạnh để ngăn chặn.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My cho biết chính quyền địa phương quyết tâm vào cuộc dùng biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp khai thác vận chuyển gỗ, đào đãi vàng trái phép và cương quyết ngăn chặn nạn đánh bắt cá bằng xung điện, bảo vệ môi trường và nguồn thủy sản lâu dài cho người dân địa phương; đồng thời, bảo vệ công trình thủy điện Sông Tranh.
Hiện nay nguồn nước từ lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện đang được nhiều người dân ven lòng hồ và vùng hạ du dùng để sinh hoạt, tưới tiêu, thậm chí có một số người dân bản địa còn dùng để uống. Việc bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước lòng hồ không bị ô nhiểm là việc làm rất cần thiết và cấp bách./.
Trần Tĩnh (Vietnam+)