Các quan chức tỉnh Miyagi của Nhật Bản ngày 12/3 thông báo khoảng 10.000 người ở thị trấn Minamisanriku thuộc tỉnh này mất tích sau thảm họa động đất trước đó một ngày.
Số người mất tích này chiếm hơn một nửa tổng số 17.000 dân của thị trấn. Các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm tung tích của những người này.
Hiện các dư chấn vẫn đang tiếp tục xảy ra ở ngoài khơi Nhật Bản, mới đây nhất là một dư chấn mạnh tới 6 độ Richter làm rung chuyển tỉnh Fukushima vào hồi 22 giờ 15 phút (giờ địa phương).
Trong khi đó, cộng đồng thế giới đang tích cực phối hợp cùng Nhật Bản trong công tác cứu hộ.
Bà Elisabeth Byrs, người phát ngôn Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, cho biết cơ quan này đã cử 9 chuyên gia giàu kinh nghiệm tới Nhật Bản để đánh giá nhu cầu và trợ giúp chính quyền nước này.
Trước đó, Liên hợp quốc thông báo 4 nhóm tìm kiếm và cứu hộ nước ngoài (gồm Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ) đang trên đường tới Nhật Bản.
Singapore cũng đang triển khai đội tìm kiếm của nước này tại Nhật Bản, trong khi Thụy Sỹ đã cử một đội cứu hộ gồm 25 người đến tham gia tìm kiếm các nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Anh cho biết sẽ cử 63 nhân viên tìm kiếm cứu nạn, mang theo 11 tấn thiết bị trong đó có các thiết bị nâng và cắt vật nặng.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông John Roos cũng khẳng định Washington sẽ tiếp tục trợ giúp Nhật Bản khắc phục hậu quả. Hiện Mỹ đã cử các binh sỹ của lực lượng không quân và hải quân đang đồn trú tại Okinawa tới đảo Honshu để tham gia công tác cứu trợ.
Dự kiến, tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ sẽ đến Nhật Bản trong ngày 12/3. Đội trợ giúp của Mỹ sẽ cung cấp thuốc men, phương tiện thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật cho các vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Chính quyền tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan sẽ hỗ trợ Nhật Bản 50.000 USD để khắc phục hậu quả động đất và sóng thần./.
Số người mất tích này chiếm hơn một nửa tổng số 17.000 dân của thị trấn. Các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm tung tích của những người này.
Hiện các dư chấn vẫn đang tiếp tục xảy ra ở ngoài khơi Nhật Bản, mới đây nhất là một dư chấn mạnh tới 6 độ Richter làm rung chuyển tỉnh Fukushima vào hồi 22 giờ 15 phút (giờ địa phương).
Trong khi đó, cộng đồng thế giới đang tích cực phối hợp cùng Nhật Bản trong công tác cứu hộ.
Bà Elisabeth Byrs, người phát ngôn Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, cho biết cơ quan này đã cử 9 chuyên gia giàu kinh nghiệm tới Nhật Bản để đánh giá nhu cầu và trợ giúp chính quyền nước này.
Trước đó, Liên hợp quốc thông báo 4 nhóm tìm kiếm và cứu hộ nước ngoài (gồm Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ) đang trên đường tới Nhật Bản.
Singapore cũng đang triển khai đội tìm kiếm của nước này tại Nhật Bản, trong khi Thụy Sỹ đã cử một đội cứu hộ gồm 25 người đến tham gia tìm kiếm các nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Anh cho biết sẽ cử 63 nhân viên tìm kiếm cứu nạn, mang theo 11 tấn thiết bị trong đó có các thiết bị nâng và cắt vật nặng.
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông John Roos cũng khẳng định Washington sẽ tiếp tục trợ giúp Nhật Bản khắc phục hậu quả. Hiện Mỹ đã cử các binh sỹ của lực lượng không quân và hải quân đang đồn trú tại Okinawa tới đảo Honshu để tham gia công tác cứu trợ.
Dự kiến, tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ sẽ đến Nhật Bản trong ngày 12/3. Đội trợ giúp của Mỹ sẽ cung cấp thuốc men, phương tiện thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật cho các vùng bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Chính quyền tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan sẽ hỗ trợ Nhật Bản 50.000 USD để khắc phục hậu quả động đất và sóng thần./.
(TTXVN/Vietnam+)