Giữa tháng 4, khi hoa đọckhun nở vàng khắp các đường phố, thôn bản cũng là lúc người Lào tổ chức đón Tết cổ truyền.
Tết Bunpimay năm nay được Nhà nước Lào đưa vào chương trình hoạt động của “Năm du lịch Lào 2012” nên được chuẩn bị rất công phu, từ việc chọn Xẳng Khản - nàng Chúa Xuân cho đến việc trang hoàng các ngôi chùa, đường phố.
Trên đại lộ Suphanouvong, Kaysone Phomvihan, Lạng xạng của thủ đô Vientiane không khí đón năm mới thật vui nhộn. Dòng người cùng xe cộ đổ ra đường phố rất náo nhiệt. Từng tốp, từng tốp thanh niên chào đón năm mới trong tiếng trống và điệu lăm vông truyền thống rộn ràng.
Nét dễ nhận thấy là Tết năm nay, số lượng khách du lịch tham gia ngày hội tương đối nhiều. Cùng các đoàn rước, vãn cảnh chùa, họ tham gia rất nhiệt tình trò chơi té nước cầu may - một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo cổ xưa nhất của Bunpimay.
Từ những người lớn tuổi cho đến các khách du lịch “nhí “cũng lăm lăm khẩu súng bắn nước hoặc các dụng cụ chứa đầy nước trong tay, sẵn sàng té nước cầu may cho nhau hoặc người đi đường. Dù bị ướt nhưng ai cũng cảm thấy thích thú, hạnh phúc vì tin mình được nhiều may mắn, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của người Lào là có nhiều nước để đem lại sự sống cho muôn loài, mùa màng tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc, người dân no ấm.
Anh Yoshio Hacchiro, du khách Nhật bản mặc dầu bị ướt sũng nhưng vẫn bày tỏ niềm vui khi lần đầu được chứng kiến một lễ hội ấn tượng và độc đáo, còn chị Phương Hòa - khách du lịch từ Đà Nẵng thìổch biết, Tết Lào rất vui, không nặng nề về ăn uống mà tập trung vui chơi, không phân biệt địa vị xã hội, tôn giáo, giàu nghèo, tất cả đều hòa chung không khí của ngày hội cổ truyền.
Cùng với té nước, nghi thức tắm Phật ở tất cả các Chùa đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Lào, thể hiện sự thành kính đối với Đức Phật đã đem lại cho mọi người một niềm tin vào cuộc sống. Qua từng cử chỉ, từng nét mặt của mọi người cũng cảm nhan được lòng tôn kính của họ.
Điều chờ đợi nhất Tết năm mới là sự xuất hiện của nàng Chúa Xuân - người đẹp của ngày hội. Nghi thức đầu tiên, Nàng Chúa Xuân và các người đẹp là phải vào lễ tại Chùa In peng để nhà sư chúc phúc và nhắc nhở đề cao đạo đức ở hiền gặp lành. Tết năm nay, ngày đầu năm rơi đúng vào thứ sáu ứng với con Trâu nên nàng Chúa Xuân được cưỡi trâu.
Ðến giờ hoàng đạo, Nàng Xuân tay cầm gươm cỡi trâu cùng sáu cô gái xiêm y rực rỡ diễu qua các phố về làm lễ tại chùa Xi Mương - một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Lào. Người dân địa phương cùng khách du lịch tạo thành một “suối người” vừa đi vừa múa hát sôi động, họ cầu chúc cho đất nước thanh bình, mọi người có cuộc sống ấm no./.
Tết Bunpimay năm nay được Nhà nước Lào đưa vào chương trình hoạt động của “Năm du lịch Lào 2012” nên được chuẩn bị rất công phu, từ việc chọn Xẳng Khản - nàng Chúa Xuân cho đến việc trang hoàng các ngôi chùa, đường phố.
Trên đại lộ Suphanouvong, Kaysone Phomvihan, Lạng xạng của thủ đô Vientiane không khí đón năm mới thật vui nhộn. Dòng người cùng xe cộ đổ ra đường phố rất náo nhiệt. Từng tốp, từng tốp thanh niên chào đón năm mới trong tiếng trống và điệu lăm vông truyền thống rộn ràng.
Nét dễ nhận thấy là Tết năm nay, số lượng khách du lịch tham gia ngày hội tương đối nhiều. Cùng các đoàn rước, vãn cảnh chùa, họ tham gia rất nhiệt tình trò chơi té nước cầu may - một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo cổ xưa nhất của Bunpimay.
Từ những người lớn tuổi cho đến các khách du lịch “nhí “cũng lăm lăm khẩu súng bắn nước hoặc các dụng cụ chứa đầy nước trong tay, sẵn sàng té nước cầu may cho nhau hoặc người đi đường. Dù bị ướt nhưng ai cũng cảm thấy thích thú, hạnh phúc vì tin mình được nhiều may mắn, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của người Lào là có nhiều nước để đem lại sự sống cho muôn loài, mùa màng tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc, người dân no ấm.
Anh Yoshio Hacchiro, du khách Nhật bản mặc dầu bị ướt sũng nhưng vẫn bày tỏ niềm vui khi lần đầu được chứng kiến một lễ hội ấn tượng và độc đáo, còn chị Phương Hòa - khách du lịch từ Đà Nẵng thìổch biết, Tết Lào rất vui, không nặng nề về ăn uống mà tập trung vui chơi, không phân biệt địa vị xã hội, tôn giáo, giàu nghèo, tất cả đều hòa chung không khí của ngày hội cổ truyền.
Cùng với té nước, nghi thức tắm Phật ở tất cả các Chùa đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Lào, thể hiện sự thành kính đối với Đức Phật đã đem lại cho mọi người một niềm tin vào cuộc sống. Qua từng cử chỉ, từng nét mặt của mọi người cũng cảm nhan được lòng tôn kính của họ.
Điều chờ đợi nhất Tết năm mới là sự xuất hiện của nàng Chúa Xuân - người đẹp của ngày hội. Nghi thức đầu tiên, Nàng Chúa Xuân và các người đẹp là phải vào lễ tại Chùa In peng để nhà sư chúc phúc và nhắc nhở đề cao đạo đức ở hiền gặp lành. Tết năm nay, ngày đầu năm rơi đúng vào thứ sáu ứng với con Trâu nên nàng Chúa Xuân được cưỡi trâu.
Ðến giờ hoàng đạo, Nàng Xuân tay cầm gươm cỡi trâu cùng sáu cô gái xiêm y rực rỡ diễu qua các phố về làm lễ tại chùa Xi Mương - một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Lào. Người dân địa phương cùng khách du lịch tạo thành một “suối người” vừa đi vừa múa hát sôi động, họ cầu chúc cho đất nước thanh bình, mọi người có cuộc sống ấm no./.
Hoàng Chương (Vietnam+)