Rực rỡ làng nghề làm hương và tăm hương Quảng Phú Cầu

Nhờ sự phát triển của nghề làm tăm hương truyền thống, cuộc sống của người dân Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà, Hà Nội) ngày một no đủ hơn.
Đến làng Quảng Phú Cầu lúc nào du khách cũng sẽ thấy màu đỏ rực ở khắp nơi. (Ảnh:Vietnam+)
Làng Quảng Phú Cầu nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 30km, được hình thành từ cách đây hơn 1 thế kỷ và là làng làm hương và tăm hương (chân hương) duy nhất tại Hà Nội. (Ảnh:Vietnam+)
Từ đây, tăm hương tỏa đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước và cả được xuất khẩu ra nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia... (Ảnh: Vietnam+)
Trên các nẻo đường ở các thôn Cầu Bầu, Phú Lương Thượng, Đạo Tú… đâu đâu cũng đỏ rực một màu của chân hương đang phơi nắng và hình ảnh những người dân đang hăng say làm việc. (Ảnh:Vietnam+)
Người dân nơi đây người thì ngồi bổ vầu, người thì đứng máy, học lái xe để vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm... (Ảnh: Vietnam+)
Nghề làm tăm hương đã gắn bó với cuộc sống giản dị nhưng đầy màu sắc của người dân nơi đây. (Ảnh: Vietnam+)
Xuất phát chỉ là nghề phụ, làm khi nông nhàn nhưng do nhu cầu, sản phẩm được ưa chuộng, nghề này phát triển mạnh, trở thành nghề chính, thu hút 70% số hộ dân tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính cho gần 3.000 hộ. (Ảnh:Vietnam+)
Trung bình mỗi tháng một cơ sở sản xuất ở làng Quảng Phú Cầu thu mua gần 200 tấn nguyên liệu và xuất đi khoảng 50 tấn hương, tăm hương thành phẩm. (Ảnh: Vietnam+)
Nghề làm tăm hương cho thu nhập tốt không quá vất vả, lại có thể tranh thủ làm bất cứ khi nào, nên được người dân nơi đây rất quan tâm. (Ảnh:Vietnam+)
Những người thợ làm tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm, hương liên quan đến thế giới tâm linh nên các công đoạn làm hương không được cẩu thả. (Ảnh:Vietnam+)
Nguyên liệu để làm tăm là vầu, tre, nứa. Mỗi ngày, xã Quảng Phú Cầu tiêu thụ khoảng 200 tấn vầu từ Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa… chuyển về. (Ảnh: Vietnam+)
Đầu tiên, vầu được pha thanh, sấy (phơi) khô rồi được đưa vào hệ thống máy chẻ tự động để cho ra những chiếc tăm hương tròn đều tăm tắp. (Ảnh: Vietnam+)
Tiếp theo, chúng được đem đi phân lớp, những que tăm chất lượng thì được mang đi nhuộm chân hương rồi phơi khô. (Ảnh: Vietnam+)
Sản phẩm tăm tại Quảng Phú Cầu được phân thành hai loại: Tăm hương xuất khẩu và tăm hương nội địa. (Ảnh: Vietnam+)
Với tăm hương xuất khẩu, nguyên liệu nhất thiết phải là cây vầu, vì dễ cháy nhưng lại đọng tàn, không bị gãy. Loại tăm hương này phải được chẻ bằng máy thì thân tăm mới đảm bảo độ đều, tròn, bóng. (Ảnh: Vietnam+)
Tăm hương nội địa thường sử dụng bằng nứa, làm thủ công chẻ bằng tay, loại tăm này không nhất thiết phải tròn, có thể chẻ vuông, trước khi chẻ phải ngâm nứa hai tháng để tránh bị mọt. (Ảnh: Vietnam+)
Sản phẩm được bán buôn cho tiểu thương các tỉnh, thành để se hương thành phẩm, phân phối tại các thị trường trong, ngoài nước. (Ảnh:Vietnam+)
Hiện tại, xã Quảng Phú Cầu cũng có vài hộ se hương tuy nhiên đây là công đoạn khá phức tạp nên người dân chủ yếu tập trung sản xuất sản phẩm thô, rồi cung cấp cho tiểu thương. (Ảnh:Vietnam+)
Tăm hương Quảng Phú Cầu đã có mặt khắp các tỉnh, thành trong nước, và bán ra nước ngoài, như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia… (Ảnh:Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Ảnh: Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục