Rủi ro an ninh từ kế hoạch lập công ty đường ống dầu và khí Trung Quốc

Dự thảo kế hoạch cho thấy PipeChina sẽ là tập đoàn nhà nước khổng lồ với mạng lưới dày đặc các đường ống dẫn và có tới 9 cảng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Rủi ro an ninh từ kế hoạch lập công ty đường ống dầu và khí Trung Quốc ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung mang tên 'Năng lượng Siberia' chạy qua Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)

Eurasiareview.com đưa tin kế hoạch của Trung Quốc nhằm thiết lập công ty đường ống dẫn dầu khí quốc gia có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu năng lượng, với kết quả thu về trái ngược với những gì chính phủ dự định.

Ngày 9/12, chính phủ tuyên bố thành lập công ty đường ống mới do nhà nước kiểm soát, hợp nhất cơ sở hạ tầng của 3 công ty dầu khí quốc gia (NOCs) - Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn hóa chất và dầu khí Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Công ty mới này, được biết với tên gọi Tập đoàn hệ thống đường ống dẫn dầu và khí Trung Quốc, hay Tập đoàn đường ống dẫn dầu và khí quốc gia, hay viết tắt là PipeChina, sẽ thuộc sở hữu của NOCs.

[Ý nghĩa kinh tế của đường ống dẫn khí đốt đầu tiên giữa Nga-Trung Quốc]

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, công ty này sẽ được quản lý như doanh nghiệp nhà nước (SOE) dưới sự kiểm soát của Ủy ban quản lý và giám sát tài sản (SASAC).

Dự thảo kế hoạch cho thấy PipeChina sẽ là tập đoàn nhà nước khổng lồ với mạng lưới dày đặc các đường ống dẫn và có tới 9 cảng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Mục tiêu rõ ràng

Mặc dù tiến trình này có thể diễn ra từ từ và phức tạp, nhưng mục tiêu của nó lại tương đối rõ ràng.

Các nhà quản lý trong nhiều năm qua lo ngại rằng NOCs đã lợi dụng quyền kiểm soát của họ với các đường ống dẫn để ngăn chặn sự tiếp cận các nhà sản xuất nhỏ và độc lập, do đó cản trở việc sản xuất dầu và khí trong nước.

Giới phân tích nhấn mạnh rằng các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy cạnh tranh bằng việc phân tách quá trình sản xuất khỏi quá trình phân phối, như trong các quy định của Gói năng lượng Thứ 3 của Liên minh châu Âu (EU).

Trong báo cáo thường niên hồi tháng 3/2019, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng việc hợp nhất các đường ống có thể là mô hình tái cơ cấu và cải cách các SOE khổng lồ của Trung Quốc.

Vấn đề đường ống dẫn đã trở nên nhức nhối khi sự phụ thuộc của Trung Quốc và dầu nhập khẩu từ nước ngoài tăng trên 72% trong 11 tháng đầu năm 2019 và sự phụ thuộc vào khí nhập khẩu ước tính lên tới gần 50% năm ngoái.

Sản lượng dầu trong nước vẫn ở mức trì trệ trong một thập kỷ qua, đặt ra nguy cơ an ninh năng lượng lớn khi nhu cầu tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, Michal Meidan, giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho rằng trong trường hợp của Trung Quốc, việc hợp nhất các đường ống dẫn dầu khí chỉ làm gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Lý do ở đây là bởi: việc bên thứ 3 có quyền tiếp cận đường ống dẫn không phải là vấn đề năng lượng duy nhất của Trung Quốc.

Phát biểu trước vụ leo thang xung đột giữa Mỹ và Iran tuần trước, bà Meidan nói: “Tôi cho rằng gần như chưa có điều gì được sáng tỏ ở thời điểm này. Tuy nhiên, về tổng thể, việc mở cửa đường ống sẽ chỉ có lợi cho gia tăng nhập khẩu thay vì sản xuất trong nước.”

Sản xuất dầu và khí của Trung Quốc đã bị cản trở trong nhiều thập kỷ qua bởi vấn đề địa chất và không có các mỏ dầu khí lớn được phát hiện.

Nhu cầu khí đốt gia tăng

Tốc độ gia tăng của khí đốt nhập khẩu đã dịu lại trong năm qua bởi nền kinh tế suy yếu và chính phủ đã kiềm chế tốc độ chuyển đổi năng lượng từ than đá, sau thời kỳ tăng trưởng 2 con số năm 2017-2018.

Tiêu thụ khí đốt năm 2019 ước tính tăng 10,7%, lên khoảng 310 tỷ m3, so với mức 280 tỷ m3 năm 2018.

Phân tích hồi tháng 12/2019 của công ty Argus Media có đoạn: “Việc khai trương công ty đường ống quốc gia mới... có thể khuyến khích việc gia tăng nhập khẩu khí LNG nếu sự tiếp cận của bên thứ 3 trở nên dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn."

Bà Meidan nói: “Sự tiếp cận của bên thứ 3 có thể làm gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu bởi các công ty mới sẽ muốn nhập khẩu khí tự nhiên, đặc biệt nếu họ muốn giành được các hợp đồng dựa trên giá giao ngay... bởi chúng sẽ có tính cạnh tranh hơn một số hợp đồng theo điều khoản cũ. Bởi vậy, ngày càng nhiều nhân tố tham gia sẽ dẫn tới sự phụ thuộc vào khí nhập khẩu.”

Cỗ máy in tiền?

Nhiều câu hỏi về PipeChina vẫn chưa được trả lời. Một trong các câu hỏi lớn đó là liệu nó có đem lại lợi nhuận hay không?

Bà Meidan nhấn mạnh rằng các tiến trình như phân tách doanh nghiệp, tạo ra các hiệu quả phụ hay tự do hóa chỉ xuất hiện tại các thị trường khác, nơi cơ sở hạ tầng đã được hoàn thiện. Trong trường hợp của Trung Quốc, phần lớn việc nâng cấp vận tải và mở rộng kho chứa vẫn cần được hoàn tất.

Nếu PipeChina tự chủ về tài chính, nó sẽ phải áp giá rất cao để bù đắp cho chi phí xây dựng cần thiết.

Họ cũng cần đề ra lãi suất tương đối cao để thu hút nguồn vốn tư nhân. Bà Meidan nói: “Điều đó sẽ làm dập tắt mục tiêu giảm giá thành cho mọi người sử dụng thông qua việc giảm bớt chi phí vận chuyển. Thay vào đó, chính phủ sẽ cần can thiệp và trợ cấp.”

Các khác biệt lớn giữa kế hoạch được tuyên bố và các dự thảo trước đó cũng làm dấy lên câu hỏi rằng liệu PipeChina đang trong giai đoạn cuối hoàn tất hay vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Theo kế hoạch được Bloomberg News đưa tin năm 2018, mục tiêu của chính phủ là huy động đủ vốn tư nhân trong dự án này để giảm cổ phiếu của NOC xuống “khoảng 50%.”

Kế hoạch mới nhất dường như cho thấy NOC sẽ chiếm đa số 60% cổ phiếu. Cho dù vậy, điều này dường như không phản ánh sự chi phối ảnh hưởng của Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục